Tranh chấp lao động là gì? Phân loại tranh chấp lao động

0 221

Tranh chấp lao động là một chế định truyền thống trong Bộ luật lao động 2019. Sau đây, LawFirm.Vn xin cung cấp một số thông tin về tranh chấp lao động như sau:


1. Tranh chấp lao động là gì?

Theo quy định tại Điều 179 Bộ Luật Lao động 2019, tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.

Lưu ý: Bộ Luật Lao động 2019 mở rộng phạm vi tranh chấp lao động so với Bộ Luật Lao động 2012 trước đây. Theo đó, Bộ Luật Lao động 2012 chỉ quy định tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động.


2. Phân loại tranh chấp lao động

Tranh chấp lao động theo quy định của Bộ luật mới gồm 02 loại, đó là:

– Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động; giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại;

– Tranh chấp lao động tập thể về quyền hoặc về lợi ích giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động.

So với Bộ Luật Lao động 2012, Bộ Luật Lao động 2019 mở rộng đối tượng tranh chấp, không chỉ giữa người lao động với người sử dụng lao động, giữa Tập thể người lao động với người sử dụng lao động mà còn giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại (đối với tranh chấp lao động cá nhân).

Hình minh họa. Tranh chấp lao động là gì?

3. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động

Theo quy định tại Điều 180 Bộ Luật Lao động 2019, giải quyết tranh chấp lao động phải tuân theo các nguyên tắc sau:

– Tôn trọng quyền tự định đoạt thông qua thương lượng của các bên trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp lao động.

– Coi trọng giải quyết tranh chấp lao động thông qua hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội, không trái pháp luật.

– Công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật.

– Bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.

– Việc giải quyết tranh chấp lao động do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tiến hành sau khi có yêu cầu của bên tranh chấp hoặc theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và được các bên tranh chấp đồng ý.

Lưu ý: Khi tranh chấp lao động đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết trong thời hạn theo quy định của Bộ luật lao động thì không bên nào được hành động đơn phương chống lại bên kia.


4. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động

4.1. Đối với tranh chấp lao động cá nhân

Theo quy định tại Điều 187 Bộ Luật Lao động 2019, thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động bao gồm:

– Hòa giải viên lao động;

– Hội đồng trọng tài lao động;

– Tòa án nhân dân.

4.2. Đối với tranh chấp lao động tập thể

Theo quy định tại Điều 191 Bộ Luật Lao động 2019, thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể, bao gồm

– Hòa giải viên lao động;

– Hội đồng trọng tài lao động;

– Tòa án nhân dân.

Lưu ý: Tranh chấp lao động tập thể về quyền phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết

4.8/5 - (99 bình chọn)

 
® 2024 LawFirm.Vn - Thông tin do LawFirm.Vn cung cấp không thay thế cho tư vấn pháp lý. Nếu bạn yêu cầu bất kỳ thông tin nào, bạn có thể nhận được cuộc gọi điện thoại hoặc email từ một trong những Quản lý của chúng tôi. Để biết thêm thông tin, vui lòng xem chính sách bảo mật, điều khoản sử dụng, chính sách cookie và tuyên bố miễn trừ trách nhiệm của chúng tôi.
Có thể bạn quan tâm
Để lại câu trả lời

Trường "Địa chỉ email" của bạn sẽ không được công khai.

ZaloFacebookMailMap