Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì?

0 208

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một chế định quan trọng trong luật dân sự. Theo quy định tại Điều 275 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì một trong những căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự là sự kiện “gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật” và tương ứng với căn cứ này là các quy định tại Chương XX, Phần thứ ba Bộ luật Dân sự năm 2015 “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”.

Sự kiện gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật là căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trong trường hợp này, trách nhiệm được hiểu là bổn phận, nghĩa vụ của người gây thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Nhà làm luật trong trường hợp này đã đồng nghĩa trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng với nghĩa vphát sinh do hành vi trái pháp luật. Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 đã xác định sự đồng nghĩa này bằng quy định: “Nời o hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác gây thiệt hại tphải bồi thường...”. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại làm phát sinh nghĩa vụ bồi thường và từ nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại tạo ra quan hệ nghĩa vụ tương ứng với khái niệm nghĩa vụ được quy định tại Điều 274 Bộ luật Dân sự 2015: Nghĩa vụ việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thế (sau đây gọi chung bên nghĩa vụ phải chuyển giao vt, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ giá, thực hiện ng việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung bên quyền)”. Từ quy định này có thể nêu khái niệm về nghĩa vụ bồi thường thiệt hại như sau:

Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại là một loại quan hệ dân sự, trong đó người xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của người khác mà gây ra thiệt hại phải bồi thường những thiệt hại do mình gây ra.

Trong quan hệ nghĩa vụ này, chủ thể tham gia có thể là cá nhân, pháp nhân. Chủ thể bị thiệt hại (người có quyền) và chủ thể gây thiệt hại (người có nghĩa vụ) là các bên tham gia vào các quan hệ đó. Bên có quyền cũng như bên có nghĩa vụ có thể có một hoặc nhiều người tham gia. Nghĩa vụ hoặc quyền của họ có thể là liên đới, riêng rẽ hoặc theo phần tuỳ điều kiện, hoàn cảnh và đối tượng bị xâm hại.

Khách thể của quan hệ nghĩa vụ này luôn thể hiện dưới dạng hành động” phải thực hiện hành vi bồi thường” cho người bị thiệt hại. Cơ sở phát sinh nghĩa vụ bồi thường thiệt hại là sự kiện gây thiệt hại do hành vi trái pháp lutcho các chủ thể khác. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại thể hiện trong nghĩa vụ bồi thường thiệt hại được gọi là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, để phân biệt với trách nhiệm theo hợp đồng. Cơ sở của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do pháp luật quy định xuất phát từ những nguyên tắc chung của Hiến pháp (các quy định từ Điều 14 đến Điều 21 Hiến pháp năm 2013) và các nguyên tắc được quy định trong Bộ luật Dân sự (Điều 3 Bộ luật Dân sự 2015). Khoản 4 Điều 3 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, n tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác”. Nguyên tắc được quy định trong điều luật này buộc các chủ thể không được xâm phạm, bởi vậy nếu “xâm phạmsẽ bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế với mục đích khắc phục những hậu quả về tài sản cũng như nhân thân do hành vi gây thiệt hại tạo ra.

Hình minh họa. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì?

Trách nhiệm dân sự nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói riêng mang đặc tính của trách nhiệm dân sự. Đó là trách nhiệm tài sản nhằm khôi phục tình trạng tài sản của người bị thiệt hại do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng. Tuy nhiên, việc khôi phục tình trạng tài sản bằng biện pháp bồi thường thiệt hại của người gây ra thiệt hại không phải bao giờ cũng đem lại hậu quả như mong muốn. Vì rất nhiều nguyên nhân khác nhau, người gây ra thiệt hại không thể bồi thường và người bị thiệt hại không thể “phục hồi lại tình trng tài sản ban đầunhư trước khi bị thiệt hại. Bởi vậy, cần có các cơ chế và các hình thức khác để khắc phục tình trạng tài sản của người bị thiệt hại (các loại hình bảo hiểm đang đi theo hướng này và ngày càng đóng vai trò quan trọng, có hiệu quả nhằm phục hồi, hạn chế thiệt hại của người bị thiệt hại do các hành vi trái pháp luật gây ra).

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại không chỉ nhằm bảo đảm việc đền bù tổn thất đã gây ra mà còn giáo dục mọi người về ý thức tuân thủ pháp luật, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Hậu quả của việc áp dụng trách nhiệm này luôn mang đến những bất lợi về tài sản của người gây ra thiệt hại để bù đắp những thiệt hại mà họ đã gây ra cho các chủ thể khác, đặc biệt đối với các hành vi phạm tội với động cơ vụ lợi. Vì vậy, trong pháp luật dân sự không thể coi trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là việc áp dụng một biện pháp hình sự hay hình phạt phụ. Điều 46 Bộ luật hình sự 2015 quy định bồi thường thiệt hại là một trong danh mục hình phạt chính hay phụ.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng khác với trách nhiệm hình sự. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được áp dụng với mọi cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác nhưng trách nhiệm hình sự chỉ áp dụng đối với cá nhân hoặc pháp nhân thương mại.

Chế tài trong hình sự được áp dụng nhằm tác động vào nhân thân kẻ phạm tội. Chế tài này có thể nặng hay nhẹ là tuỳ thuộc vào mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi do cá nhân thực hiện và các yếu tố chủ quan cũng như khách quan khác. Trong đó, hình thức lỗi đóng vai trò đặc biệt quan trọng, nhiều tội phạm không cần có dấu hiệu thiệt hại vật chất. Toà án không thể tuyên phạt một chủ thể nào đó về một hành vi mà luật hình sự không quy định đó là tội phạm. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng dựa trên cơ sở thiệt hại đã xảy ra, lỗi chỉ là cơ sở của trách nhiệm chứ không phải là thước đo để xác định mức độ trách nhiệm. Việc xem xét đến mức độ lỗi được đặt ra trong trường hợp thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của người gây ra thiệt hại. Mặt khác, lỗi là yếu tố cấu thành trách nhiệm dân sự nhưng ngoại trừ trường hợp cố ý, còn tất cả trường hợp khác chỉ cần người gây ra thiệt hại nhân thức được hành vi của họ là trái với những quy tắc xử sự chung, có thể bị mọi người lên án là trái đạo đức đều bị coi là có lỗi. Do đó, trong luật dân sự quy định một nguyên tắc tổng quát về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng mà không quy định những hành vi nào là có lỗi và phải chịu chế tài. Nếu người có hành vi vi phạm pháp luật gây ra thiệt hại cho cá nhân hoặc các tổ chức thì họ phải bồi thường những thiệt hại đã gây ra. .

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng khác với trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng là trách nhiệm dân sự phát sinh do không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo hợp đồng. Đặc điểm của loại trách nhiệm này là giữa hai bên (bên chịu trách nhiệm và bên bị thiệt hại) có quan hệ hợp đồng và thiệt hại phải do hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã gây ra. Trong trường hợp các bên có quan hệ hợp đồng nhưng thiệt hại xảy ra không liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng, trách nhiệm này là trách nhiệm ngoài hợp đồng. Trong trường hợp gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, dù hai bên có quan hệ hợp đồng hay không có quan hệ hợp đồng, trong thực tiễn xét xử đều áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Đây là áp dụng tương tự pháp luật, vì trong các quy định chung về nghĩa vụ không có các quy định cụ thể về cách tính thiệt hại.

4.9/5 - (97 bình chọn)

 
® 2024 LawFirm.Vn - Thông tin do LawFirm.Vn cung cấp không thay thế cho tư vấn pháp lý. Nếu bạn yêu cầu bất kỳ thông tin nào, bạn có thể nhận được cuộc gọi điện thoại hoặc email từ một trong những Quản lý của chúng tôi. Để biết thêm thông tin, vui lòng xem chính sách bảo mật, điều khoản sử dụng, chính sách cookie và tuyên bố miễn trừ trách nhiệm của chúng tôi.
Có thể bạn quan tâm
Để lại câu trả lời

Trường "Địa chỉ email" của bạn sẽ không được công khai.

ZaloFacebookMailMap