Tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo theo Bộ luật Hình sự 2015
1. Căn cứ pháp lý
Tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo được quy định tại Điều 166 Bộ luật Hình sự 2015:
Điều 166. Tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc hành vi khác cản trở việc khiếu nại, tố cáo, việc xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc việc xử lý người bị khiếu nại, tố cáo;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc thi hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo gây thiệt hại cho người khiếu nại, tố cáo.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Trả thù người khiếu nại, tố cáo;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
d) Dẫn đến biểu tình;
đ) Làm người khiếu nại, tố cáo tự sát.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
2. Cấu thành tội phạm của tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo
2.1. Khách thể của tội phạm
Điều 30 Hiến pháp năm 2013 quy định:
“1. Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật.
3. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác.”
Tội phạm này xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.
2.2. Mặt khách quan của tội phạm
Mặt khách quan của tội phạm được thể hiện ở một trong các hành vi sau:
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc khiếu nại, tố cáo, việc xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo hoặc việc xử lý người bị khiếu nại, tố cáo. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn là những người được giao những thẩm quyền, nhiệm vụ nhất định trong cơ quan nhà nước, đoàn thể, tổ chức xã hội đã lợi dụng nỏ để cản trở việc khiếu nại như dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực không cho gửi đơn, không nhận đơn; buộc người gửi đơn rút lại đơn khiếu nại, tố cáo hoặc tuy nhận đom nhưng không chỉ đạo giải quyết những nội dung đom nêu ra. Các hành vi như: huỷ đơn, dìm đơn, tiêu huỷ các tài liệu chứng cứ của đương sự, tiết lộ công việc điều tra gây khó khăn cho việc xử lý vụ việc khiếu nại, tố cáo… Hoặc đối tượng bị khiếu nại tố cáo đã được làm rõ nhưng không xử lý kỷ luật người này.
– Cổ ý không chấp hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo gây thiệt hại cho người khiếu nại, tố cáo. Cơ quan có thẩm quyền xét khiếu nại, tố cáo là các cơ quan Thanh tra, cơ quan bảo vệ pháp luật như Công an, Viện kiểm sát, Tòa án; chính quyền các cấp… Không chấp hành quyết định của các cơ quan này nên gây hậu quả thiệt hại cho người khiếu nại, tố cáo như về vật chất, tinh thần, danh dự, tự do, sức khoẻ… như không chịu trả tự do cho người bị bắt giữ, giam oan sai, không cho người bị sa thải trở lại làm việc, không khôi phục Đảng tịch cho người khiếu kiện bị khai trừ Đảng không đúng quy định.
– Trả thù người khiếu nại, tố cáo bằng các hình thức khác nhau tùy thuộc vào mối quan hệ giữa người phạm tội và nạn nhân, chức năng, quyền hạn của người phạm tội… Hành vi trả thù này đã gây thiệt hại về vật chất, thể chất, tinh thần hoặc những quyền lợi khác đối với người đã có đơn khiếu nại, tố cáo như sa thải khỏi cơ quan, không cho lên lương, hạ chức vụ, khai trừ khỏi Đảng, điều chuyển đi làm những nhiệm vụ trái chuyên môn…
2.3. Chủ thể của tội phạm
Là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên. Người phạm tội còn là người có chức vụ, nhiệm vụ được giao trong cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn này để phạm tội.
2.4. Mặt chủ quan của tội phạm
Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý. Động cơ mục đích phạm tội rất đa dạng nhưng không phải là dấu hiệu bắt buộc.
3. Hình phạt
+ Khung 1: phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
+ Khung 2: phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
+ Hình phạt bổ sung: người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.