Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động

0 10.131

1. Căn cứ pháp lý

Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động được quy định tại Điều 216 Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể:

Điều 216. Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động

1. Người nào có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 06 tháng trở lên thuộc một trong những trường hợp sau đây, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Trốn đóng bảo hiểm từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

b) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 người lao động.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng năm đến 03 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Trốn đóng bảo hiểm từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

c) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 người đến dưới 200 người;

d) Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều này.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Trốn đóng bảo hiểm 1.000.000.000 đồng trở lên;

b) Trốn đóng bảo hiểm cho 200 người trở lên;

c) Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 2 Điều này.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng.

Hình minh họa. Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động

2. Cấu thành tội phạm của tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động

Bảo hiểm xã hội được hiểu là sự đảm bảo bù đắp một phần hoặc thay thế thu nhập của người lao động khi bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết… trên cơ sở đóng góp và sử dụng một quỹ tài chính tập trung nhằm đảm bảo ổn định đời sống cho họ và an toàn xã hội.

Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của luật Bảo hiểm y tế hiện hành để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do nhà nước tổ chức thực hiện

Bảo hiểm thất nghiệp được hiểu là khoản hỗ trợ tài chính tạm thời để trợ giúp kịp thời cho những người thất nghiệp  trong thời gian chưa tìm được việc làm và tạo cơ hội cho họ học nghề, tìm kiếm công việc mới.

Dưới góc độ pháp lý, chế độ bảo hiểm thất nghiệp là tổng thể các quy phạm pháp luật quy định việc đóng góp và sử dụng quỹ bảo hiểm thất nghiệp, chỉ trả trợ cấp thất  nghiệp để bù đắp thu nhập cho người lao động bị mất việc làm và thực hiện các biện pháp đưa người thất nghiệp trở lại làm việc.

Hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động được hiểu là hành vi của người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật cho tất cả người lao động thuộc diện phải tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp từ khi đơn vị thành lập và đi vào hoạt động cho đến khi bị phát hiện, gây thiệt hại cho các quỹ bảo hiểm xã hội cũng như cho quyền lợi người lao động.

Hành vi không đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho đủ số lao động được hiểu là hành vi của người sử dụng lao động tuy tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không phải cho toàn bộ người lao động và do vậy không đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho một bộ phận người lao động gây thiệt hại cho quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cũng như cho quyền lợi của những người lao động này. Những người lao động không được đón bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp có thể không được đăng ký và không được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp ngay từ đầu nhưng cũng có thể do ký hợp đồng lao động sau nhưng không được người sử dụng lao động đăng ký hồ sơ bổ sung vào danh sách tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Hành vi không đóng đủ mức bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động là hành vi người sử dụng lao động đã cố ý lập chứng từ về tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động không đúng theo hướng giảm so với thực tế để giảm mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp gây thiệt hại cho quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cũng như quyền lợi của người lao động.

Hành vi không đóng đúng hạn bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động là hành vi của người sử dụng lao động cố ý không nộp đúng hạn cho cơ quan bảo hiểm số tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp gồm tiền đã trích từ tiền lương, tiền công của người lao động và tiền mà người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động gây thiệt hại cho quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cũng như quyền lợi của người lao động.

2.1. Khách thể của tội phạm

– Khách thể của tội phạm này là trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực bảo hiểm. Có thể hiểu rằng các quan hện xã hội trong lĩnh vực bảo hiểm là nhóm quan hệ được luật hình sự bảo vệ và có thể trở thành khách thể của tội phạm. Quan hệ xã hội trong lĩnh vực bảo hiểm được hình thành, duy trì và phát triển là nhằm mục đích đảm bảo quyền lợi trực tiếp cho Nhà nước, người sử dụng lao động và người lao động, qua đó đảm bảo cho sự ổn định của xã hội nói chung. Quan hệ này chỉ có thể duy trì và phát triển để thực hiện chức năng xã hội tốt đẹp đó khi các chủ thể thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, xuất phát từ chính nghĩa vụ và quyền lợi của người sử dụng lao động, người lao động đã dẫn tới nguy  cơ các chủ thể không tuần thủ nghĩa vụ ở những mức độ khác nhau. Việc không tuân thủ đóng bảo hiểm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.của người sử dụng lao động dẫn tới sự thâm hụt cho quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cũng như quyền lợi của người lao động.

– Đối tượng tác động của tội trốn đóng bảo hiểm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp là các quỹ bảo hiểm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.Khách thể của tội phạm ở đây có teher bị xâm hại làm thâm hụt các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

2.2. Mặt khách quan của tội phạm

Thứ nhất: Dấu hiệu hành vi khách quan

– Tội phạm thể hiện ở hành vi của người có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định.

– Hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp: là hành vi vi phạm của chủ sử dụng lao động đã cố ý không tham giá bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động – không đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho tất cả người lao động.

Hành vi vi phạm ở đây là dưới dạng không hành động – không thực hiện một nghĩa vụ pháp lý bắt buộc trong khi có đủ điều kiện thực hiện. Trước hết là không tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động, bắt đầu là hành vi không tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và hệ quả (cũng là mục đích của người vi phạm) là không đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.

– Hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp là hành vi không đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho đủ số người lao động chỉ khác nhau là không đóng cho toàn bộ hay không đóng cho một bộ phận người lao động trong đơn vị. Cần lưu ý ở dạng hành vi này không phải là không tham gia mà chỉ là hành vi không đăng ký đủ hoặc không đăng ký bổ sung số người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Cụ thể: mức không đắng ký đủ để truy cứu trách nhiệm hình sự ở tội danh này không đóng đủ tối thiểu là 10 người.

– Hành vi không đóng đủ mức bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động. Hành vi vi phạm ở đây là hành vi cố ý không đóng đủ mức bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động (đóng theo mức thấp hơn thực tế phải đóng) bằng thủ đoạn gian dối khác nhau.. Theo Luật bảo hiểm xã hội và Luật bảo hiểm y tế, chủ sử dụng lao động có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo đúng mức tiền lương, tiền công của người lao dộng. Thủ đoạn gian dối để chủ sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động không theo mức tiền lương, tiền công thực mà họ đang hưởng mà theo mức thấp hơn có thể ở các dạng khác nhau. Trong đó bao gồm cả thủ đoạn “quên” điều chỉnh để đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo mức tiền lương, tiền công mới được tăng mà vẫn đóng theo mức cũ. Trong điều luật này cũng quy định cụ thể về mức tối thiểu người có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động trốn đóng là từ 50.000.000 đồng trở lên.

Lưu ý với tất cả những hành vi trên theo khoản 1 điều luật này phải đóng chậm hơn quy định ít nhất là 6 tháng.

Thứ hai:dấu hiệu hậu quả của tội phạm

– Hậu quả của tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động đó là gây taham hụt về quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Những biểu hiện cụ thể của tội phạm này dẫn đến những rối loạn trong lĩnh vực bảo hiểm. Nhà nước sẽ không thu được đủ số tiền cần phải thu từ những người có nghĩa vụ đóng Những biểu hiện cụ thể của tội phạm này dẫn đến những rối loạn trong việc chi trả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

– Điều luật này cũng quy định về mức độ hậu quả thiệt hại cụ thể. Về số tiền: trốn đóng bảo hiểm từ 50.000.000 đồng trở lên, số người: trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người trở lên.

Đặc biệt, vì tính chết riêng của điều luật liên quan đến pháp nhân, do đó điều luật cũng quy định cụ thể đối với pháp nhân phạm tội quy định tại điều luật này cxung nhưu hình phạt cụ thể đối với mỗi mức vi phạm của pháp nhân.

Thứ ba: Các dấu hiệu khách quan khác

Các dấu hiệu khách quan khác được quy định trong cấu thành tội phạm của tội trốn đóng Những biểu hiện cụ thể của tội phạm này dẫn đến những rối loạn trong việc chi trả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động  có thể là:

– Phương tiện phạm tội: tài liệu, thông tin trong hồ sơ bảo  hiểm, hồ sơ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp…

– Phương pháp, thủ đoạn phạm tội.

– Thời gian, địa điểm phạm tội: thời gian đóng bảo hiểm, cơ quan đóng bảo hiểm…

2.3. Mặt chủ quan của tội phạm

Người thực hiện hành vi trốn đóng trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động là do cố ý (cố ý trực tiếp), tức là nhận rõ về hành vi của mình là hành vi gian dối trong thực hiện nghĩa vụ đóng bảo hiểm và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra. Không có hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động nào được thực hiện do lỗi cố ý gián tiếp.

Mục đích của người phạm tội là thu lợi. Biểu hiện của mục đích thu lợi là người phạm tội tìm cách trốn thực hiện nghĩa vụ đóng tiền bảo hiểm bắt buộc.

2.4. Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động:

Theo quy định, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc cho người lao động và người lao động cũng có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho chính mình (Điều 19 Luật bảo hiểm xã hội, Điều 13 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật bảo hiểm y tế). Tuy nhiêm, chủ thể của hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động chỉ là người sử dụng lao động.

Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh các thể, tổ hợp tác, tổ chức khách và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động (quy định tại khoản 3 điều 2 Luật bảo hiểm xã hội, khoản 4 điều 2 Luật bảo hiểm y tế). Riêng người sử dụng lao động thuộc diện phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động thuộc đơn vị mình khi sử dụng từ 10 lao động trở lên.

Như vậy, chủ thể của hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định là pháp nhân hoặc cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động.


3. Điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự

Chỉ có thể truy cứu trách nhiệm hình sự khi thỏa mãn các điều kiện sau:

a) Đối với cá nhân:

– Trốn đóng bảo hiểm từ 50.000.000 đồng trở lên hoặc trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người trở lên, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

– Thời gian không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 06 tháng trở lên.

– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này có nghĩa là đã bị xử phạt theo quy định hiện hành:

+ Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

+ Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

b) Đối với pháp nhân:

– Cũng giống như cá nhân.

– Phạm tội quy định tại các khoản 1,2,3 của điều luật này.

4.9/5 - (100 bình chọn)

 
® 2024 LawFirm.Vn - Thông tin do LawFirm.Vn cung cấp không thay thế cho tư vấn pháp lý. Nếu bạn yêu cầu bất kỳ thông tin nào, bạn có thể nhận được cuộc gọi điện thoại hoặc email từ một trong những Quản lý của chúng tôi. Để biết thêm thông tin, vui lòng xem chính sách bảo mật, điều khoản sử dụng, chính sách cookie và tuyên bố miễn trừ trách nhiệm của chúng tôi.
Có thể bạn quan tâm
Để lại câu trả lời

Trường "Địa chỉ email" của bạn sẽ không được công khai.

ZaloFacebookMailMap