Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization – WTO) được thành lập ngày 01/01/1995, trên cơ sở Hiệp định Marrakesh về thành lập Tổ chức thương mại thế giới. Tư cách chủ thể luật quốc tế của WTO đã được khẳng định tại Điều VIII Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới. Tuy được quan niệm là một tổ chức kế thừa của GATT, hoạt động của WTO không chỉ hạn chế trong lĩnh vực thương mại hàng hoá như GATT, mà còn mở rộng ra các lĩnh vực khác như thường mại dịch vụ, đầu tư và thương mại liên quan đến sở hữu trí tuệ.
1. Mục đích và nguyên tắc hoạt động của WTO
Mục đích thành lập WTO là thông qua tự do hoá thương mại và một hệ thống pháp lý chung làm căn cứ để các thành viên hoạch định và thực hiện chính sách nhằm mở rộng sản xuất, thương mại hàng hoá và dịch vụ, nâng cao mức sống, tạo thêm việc làm của nhân dân các nước thành viên.
Hoạt động hợp tác kinh tế, thương mại của WTO dựa trên một số nguyên tắc sau:
1.1. Nguyên tắc không phân biệt đối xử và có đi có lại
Nguyên tắc cơ bản này xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng quốc gia trong quan hệ quốc tế và cụ thể hoá qua hai chế độ pháp lý là đối xử tối huệ quốc (Most-favoured-nation – MFN) và đối xử quốc gia (National Treatment – NT).
Tối huệ quốc là chế độ pháp lý quan trọng nhất của WTO, theo đó nếu một quốc gia thành viên dành cho một quốc gia thành viên khác các ưu đãi thì cũng phải dành cho tất cả các quốc gia thành viên những thu đãi tương tự. Khác với cơ chế của GATT, chế độ tối huệ quốc được WTO áp dụng không chỉ trong thương mại hàng hoá (khoản 1 Điều 1 Hiệp định GATT 1947) mà còn được áp dụng trong thương mại dịch vụ (Điều 2 Hiệp định GATS) và sở hữu trí tuệ (Điều 4 Hiệp định TRIPs).
Chế độ đãi ngộ quốc gia là nội dung thứ hai của nguyên tắc không phân biệt đối xử. Theo chế độ này, các quốc gia phải dành những ưu đãi đối với hàng hoá, dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ của các quốc gia thành viên khác không kém thuận lợi hơn đối với những sản phẩm cùng loại ở quốc gia mình. Nội dung chế độ pháp lý này được quy định tại Điều III GATT 1947, Điều 17 GATS và Điều 3 TRIPS đổi với hàng hoá, dịch vụ và sở hữu trí tuệ được áp dụng không giống nhau. Việc áp dụng chế độ này đối với hàng hoá và dịch vụ và nghĩa vụ bắt buộc, còn đối với sở hữu trí tuệ, chế độ này chỉ áp dụng đối với những lĩnh vực, ngành nghề mà các bên đã cam kết cụ thể và đưa vào danh mục thoả thuận.
1.2. Nguyên tắc mở rộng tự do hoá thương mại
Đây là một trong các nguyên tắc minh chứng rõ nét nhất tính chất của WTO là một tổ chức đặc trưng trong xu thế toàn cầu hoá. Tự do hoá thương mại là hệ quả tất yếu đối với xu thế vận động của nền kinh tế thế giới theo xu hướng toàn cầu hoá. Các biện pháp chủ yếu để thực hiện tự do hoá thương mại là các biện pháp thuế quan và phi thuế quan. Vì vậy, để mở rộng tự do hoá thương mại, WTO quy định các thành viên trong quá trình đàm phán phải thoả thuận cụ thể về việc hạn chế, loại bỏ các biện pháp thuế quan và phi thuế quan và lộ trình thực hiện cụ thể. Bên cạnh đó, tự do hoá thương mại đòi hỏi các quốc gia thành viên phải mở của thị trường trong nước cho các loại hàng hoá, dịch vụ và đầu tư nước ngoài.
1.3. Nguyên tắc cạnh tranh công bằng
Theo nguyên tắc này, các quốc gia thành viên được tự do cạnh tranh trong những điều kiện bình đẳng như nhau. Theo đó, sản phẩm của một nước không chịu các mức thuế khác nhau do các thành viên quy định. Nguyên tắc này nhằm thúc đẩy cạnh tranh tự do, công bằng, hạn chế những tác động của các biện pháp cạnh tranh không lành mạnh, như các biện pháp trợ giá.
1.4. Nguyên tắc ưu đãi cho các nước phát triển
Với 2/3 thành viên là các quốc gia đang phát triển và các quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi, để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của mình, WTO đã tính tới đặc điểm của các nước này nên đã có những quy định tạo điều kiện thuận lợi hơn đối với các nước đang phát triển như dành thêm một số quyền và không phải thực hiện một số nghĩa vụ. Nguyên tắc này được thể hiện rõ nét nhất bằng hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) dành cho các nước đang và kém phát triển hoặc các quy định tại khoản 2 Điều XI.
2. Chức năng hoạt động của WTO
Theo Điều III Hiệp định thành lập WTO, WTO có năm chức năng chính:
– Là khuôn khổ thể chế đồI1g thời tạo điều kiện thực thi, quản lý và điều hành các hiệp định trong khuôn khổ WTO.
– Là diễn đàn để tiến hành các vòng đàm phán thương mại đa biên;
– Là cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các thành viên;
– Là cơ chế kiểm điểm chính sách thương mại của các thành viên;
– Thực hiện hợp tác với WB và IMF trong những trường hợp cần thiết.
3. Quy chế thành viên của WTO
Là tổ chức kinh tế quốc tế, WTO có những quy định khác với các tổ chức quốc tế khác về thành viên. Theo Điểu XII, thành viên của WTO không chi bao gồm các quốc gia có chủ quyền mà còn gồm các vùng lãnh thổ độc lập trong quan hệ đối ngoại.
WTO có hai loại thành viên là thành viên sáng lập và thành viên gia nhập. Thành viên sáng lập là tất cả các thành viên của GATT 1947 và phải ký, phê chuẩn Hiệp định về WTO. Các thành viên gia nhập phải đàm phán về điều kiện gia nhập với các thành viên của WTO, Việc rút khỏi WTO cũng được quy định trong Điều XV của Hiệp định thành lập WTO.
4. Cơ cấu tổ chức của WTO
4.1. Hội nghị Bộ trưởng
Hội nghị Bộ trưởng là cơ quan cao nhất của WTO, bao gồm đại diện của tất cả các nước thành viên. Hội nghị Bộ trưởng họp ít nhất 2 năm một lần. Hội nghị Bộ trưởng sẽ thực hiện chức năng của WTO và đưa ra những hành động cần thiết để thực hiện các chức năng này. Theo yêu cầu của một quốc gia thành viên, Hội nghị Bộ trưởng có quyền đưa ra những quyết định về tất cả những vấn đề thuộc bất kỳ hiệp định thương mại đa biến nào mà Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới và hiệp định thương mại đa biên có liên quan quy định.
Hội nghị Bộ trưởng thành lập ba uỷ ban giúp việc của mình là Uỷ ban về thương mại và phát triển, Uỷ ban các hạn chế về cán cân thanh toán quốc tế và Uỷ ban về ngân sách, tài chính và quản trị. Trong phạm vi chức năng của mình, Uỷ ban về thương mại và phát triển rà soát định kỳ các điều khoản, đặc biệt quy định trong các hiệp định thương mại đa biên dành cho các nước kém phát triển và báo cáo với Đại hội đồng để có những quyết định phù hợp. Uỷ ban vể cán cân thanh toán có trách nhiệm tư vấn cho các thành viên của WTO về các biện pháp thương mại để bảo vệ tình hình tài chính đối ngoại và cán cân thanh toán của các thành viên. Uỷ ban vệ ngân sách, tài chính và quản trị có chức năng giải quyết những vấn đề liên quan tới ngân sách và tài chính của tổ chức quốc tế này.
4.2. Đại hội đồng
Đại hội đồng gồm đại diện của tất cả quốc gia thành viên. Trong thời gian giữa các khoá họp của Hội nghị bộ trưởng, chức năng của Hội nghị Bộ trưởng do Đại hội đồng đảm nhiệm. Ngoài ra Đại hội đồng còn thực hiện các chức năng khác theo quy định trong Hiệp định Marrakesh. Hoạt động của Đại hội đồng được thực hiện thông qua các cuộc họp và thông qua hoạt động của các hội đồng, các uỷ ban. Khi cần thiết, Đại hội đồng được triệu tập để đảm nhiệm phần trách nhiệm hoặc của Cơ quan giải quyết tranh chấp hoặc của Cơ quan rà soát chính sách thương mại. Ngoài ra, Đại hội đồng còn chỉ đạo hoạt động của ba cơ quan hoạt động trong ba lĩnh vực khác nhau là Hội đồng về thương mại hàng hoá, Hội đồng về thương mại dịch vụ và Hội đồng về các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ. Mỗi hội đồng có chức năng riêng biệt được quy định trong từng hiệp định đa biện những chức năng quan trọng nhất là giám sát việc thực hiện các hiệp định đa biến mà Hiệp định Marrakesh quy định.
4.3. Ban thư ký
Ban thư ký của WTO có trụ sở tại Giơnevơ. Ban thư ký có khoảng 450 người, do Tổng thư ký lãnh đạo. Tổng thư ký đo Hội nghị bộ trưởng bổ nhiệm với nhiệm kỳ 4 năm, còn các nhân viên của Ban thư ký do Tổng giám đốc bổ nhiệm. Quyền hạn và trách nhiệm của Ban thư ký do Hội nghị Bộ trưởng quyết định.
Ban thư ký có nhiệm vụ phục vụ các cơ quan chức năng của WTO liên quan đến các cuộc thương lượng và thực hiện các hiệp định đa phương và da biên đã được ký kết. Ban thư ký còn có nhiệm vụ cụ thể là cung cấp, trợ giúp kỹ thuật cho các nước đang phát triển.