Thực hiện công việc không có ủy quyền là gì?

0 229

1. Khái niệm thực hiện công việc không có ủy quyền

Trong quan hệ pháp luật dân sự, một chủ thể phải thực hiện nghĩa vụ vì lợi ích của chủ thể khác. Khi một người thực hiện việc quản lý tài sản, điều hành công việc của người khác mà người có tài sản hoặc công việc không biết hoặc biết mà không phản đối sẽ làm phát sinh một quan hệ nghĩa vụ. Nếu một người thực hiện công việc của người khác với một thiện chí tốt thì cần phải thừa nhận và bảo vệ quyền lợi cho họ. Người tiến hành công việc cần phải thực hiện công việc như công việc của chính mình, vì lợi ích của người chủ sở hữu hoặc người có công việc. Mặt khác, cũng cần phải buộc người chủ sở hữu hoặc người có công việc có trách nhiệm bồi hoàn những chi phí mà người tiến hành công việc đó đã bỏ ra. Ngoài ra, người tự nguyện thực hiện công việc của người khác đã hoàn thành tốt công việc, đem lại lợi ích cho chủ sở hữu công việc sẽ được hưởng một khoản thù lao thỏa đáng do chủ sở hữu công việc phải trả.

Khi thực hiện công việc của người khác không có uỷ quyền, địa vị pháp lý của người này tương tự như người được uỷ quyền. Tuy nhiên, có những điểm khác với sự uỷ quyền. Người thực hiện công việc của người khác tự coi đó là nghĩa vụ của mình, họ thực hiện một cách tự giác như thực hiện công việc cho chính mình. Trong quá trình thực hiện, họ phải tự tổ chức thực hiện công việc, tự chi phí để thực hiện tốt công việc và được yêu cầu bên có công việc phải thanh toán các chi phí hợp lý.

Hình minh họa. Thực hiện công việc không có ủy quyền là gì?

2. Điều kiện làm phát sinh nghĩa vụ của các bên

2.1. Người thực hiện công việc không có nghĩa vụ thực hiện công việc đó

Trong thực tế có những trường hợp một người hoàn toàn tự nguyện làm thay công việc cho người khác trên tinh thần tượng thân, tương trợ để giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn tạm thời nên giữa họ không có mối quan hệ pháp lý nào về công việc được thực hiện. dụ: tự quản lý tài sản khi chủ sở hữu đi vắng.

Công việc thực hiện trong quan hệ pháp luật này không phải là một nghĩa vụ pháp lý có tính chất bắt buộc. Trước thời điểm thực hiện công việc, hai bên chủ thể hoàn toàn không có sự ràng buộc nào. Pháp luật cũng chỉ quy định người thực hiện công việc đó có nghĩa vụ thực hiện công việc phù hợp với khả năng và điều kiện của mình. Tuy nhiên, khi đã thực hiện thì người thực hiện phải có thiện chí và phải tuân thủ các quy định tại Điều 575 Bộ luật Dân sự 2015.

2.2. Thực hiện công việc vì lợi ích của người có công việc

Trước khi tiến hành công việc, người thực hiện công việc phải ý thức được: Nếu công việc đó không có ai quan tâm thực hiện, có thể gây thiệt hại cho chủ sở hữu hoặc người có công việc. Chủ sở hữu hoặc người có công việc sẽ mất đi một số lợi ích vật chất nhất định. Người thực hiện công việc coi đó là bổn phận của mình và phải xuất phát từ lợi ích của người có công việc để thực hiện những hành vi phù hợp. Tuy nhiên, khi thực hiện công việc mà biết trước hoặc đoán biết được ý định của người có công việc thì phải thực hiện đúng ý định đó.


3. Nội dung, hậu quả của thực hiện công việc không có uỷ quyền

3.1. Nghĩa vụ của người thực hiện công việc

Người thực hiện công việc phải tiếp tục thực hiện công việc đó đến khi người chủ sở hữu hoặc người có thẩm quyền đối với công việc có thể tự mình thực hiện việc điều hành, quản lý công việc. Nếu người thực hiện công việc nhận thấy việc tiếp tục thực hiện công việc là trái với ý định hoặc không có lợi cho người có công việc đó thì phải chấm dứt việc thực hiện. Người thực hiện công việc phải tuân thủ theo ý định của người có thẩm quyền đối với công việc nếu không rõ ý định của người có thẩm quyền, cần phải cân nhắc đến tính chất công việc và bảo đảm mang lại lợi ích cho người có thẩm quyền đối với công việc đó.

Trong khi thực hiện công việc, nếu thấy cần thiết phải chi phí hợp lý cho quá trình thực hiện, người thực hiện công việc tự mình chi phí và phải báo cho người có công việc được thực hiện về quá trình, kết quả thực hiện công việc nếu có yêu cầu. Sau khi thực hiện xong công việc, người đã thực hiện có quyền yêu cầu người có thẩm quyền đối với công việc phải thanh toán mọi chi phí cần thiết và trả cho mình một khoản thù lao nhất định nếu người này đã thực hiện công việc chu đáo và có lợi.

3.2. Nghĩa vụ của người có thẩm quyền đối với công việc

Người có thẩm quyền đối với công việc là chủ sở hữu, người thừa kế của chủ sở hữu hoặc người đại diện hợp pháp của người có công việc phải hoàn trả cho người đã thực hiện công việc chi phí hợp lí mà họ đã bỏ ra, kể cả khi công việc không đạt được kết quả như mong muốn (khoản 1 Điều 576 Bộ luật Dân sự 2015). Nếu người thực hiện công việc cố ý gây thiệt hại trong khi thực hiện công việc thì người có thẩm quyền yêu cầu người thực hiện công việc phải bồi thường thiệt hại. Nếu do vô ý mà gây thiệt hại thì người thực hiện công việc có thể được giảm mức bồi thường. Trường hợp người thực hiện công việc tự mình gây thiệt hại cho người thứ ba, trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về người thực hiện công việc (Điều 577 Bộ luật Dân sự 2015).

Người thực hiện công việc không có uỷ quyền nhưng hợp pháp không làm phát sinh quan hệ đại diện của người đang thực hiện công việc với người có thẩm quyền. Vì vậy, người thực hiện công việc không thể tự ý định đoạt công việc đó dù có lợi cho người có thẩm quyền. d: Bán tài sản vắng chủ. Trường hợp này làm phát sinh nghĩa vụ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

4.9/5 - (98 bình chọn)

 
® 2024 LawFirm.Vn - Thông tin do LawFirm.Vn cung cấp không thay thế cho tư vấn pháp lý. Nếu bạn yêu cầu bất kỳ thông tin nào, bạn có thể nhận được cuộc gọi điện thoại hoặc email từ một trong những Quản lý của chúng tôi. Để biết thêm thông tin, vui lòng xem chính sách bảo mật, điều khoản sử dụng, chính sách cookie và tuyên bố miễn trừ trách nhiệm của chúng tôi.
Có thể bạn quan tâm
Để lại câu trả lời

Trường "Địa chỉ email" của bạn sẽ không được công khai.

ZaloFacebookMailMap