Thủ tục phát hành (chào bán) chứng khoán ra công chúng

0

Trình tự, thủ tục phát hành chứng khoán ra công chúng là toàn bộ các bước theo quy định của pháp luật mà tổ chức phát hành phải hoàn tất để đưa được chứng khoán tới tay công chúng đầu tư. Với cách hiểu như vậy, trình tự, thủ tục phát hành chứng khoán ra công chúng gồm các bước: (1) Đăng ký phát hành chứng khoán ra công chúng; (2) Công bố thông tin trước khi phát hành chứng khoán ra công chúng; (3) Phân phối chứng khoán.

Điều chỉnh và giám sát sự tuân thủ pháp luật của các chủ thể phát hành trong suốt quá trình phát hành ra công chúng luôn là vấn đề thu hút sự quan tâm của các nhà làm luật và cơ quan quản lý chứng khoán ở tất cả các quốc gia có thị trường chứng khoán. Thậm chí có quốc gia đã ban hành hẳn một đạo luật gần như chỉ để điểu chỉnh hoạt động đăng ký phát hành chứng khoán ra công chúng và công bô thông tin của tổ chức phát hành. Ví dụ ở Mỹ, sau sự sụp đổ của thị trường tài chính năm 1929, Quốc hội Mỹ đã thông qua Luật Chứng khoán năm 1933 (Securities Act of 1933) và đạo luật này được coi là đạo luật chủ yếu nhằm điều chỉnh hoạt động phát hành chứng khoán ra công chúng với những quy định bao trùm hai lĩnh vực là đăng ký phát hành và công bố thông tin của chủ thể phát hành đại chúng.


1. Đăng ký phát hành chứng khoán ra công chúng

Đây là bước khởi đầu mà bất cứ chủ thể nào muốn phát hành chứng khoán ra công chúng đều phải trải qua và là dấu hiệu đặc thù cho phép phân biệt giữa phát hành chứng khoán ra công chúng với phát hành chứng khoán riêng lẻ. Tuy nhiên, theo pháp luật hiện hành, có một số chủ thể phát hành được miễn đăng ký phát hành chứng khoán ra công chúng, như: chính phủ; tổ chức tài chính quốc tế được Chính phủ Việt Nam chấp thuận; doanh nghiệp nhà nước chuyên đổi thành công ty cổ phần; chủ thể phát hành chứng khoán theo bản án, quyết định của toà án; và chủ thể phát hành chứng khoán là người quản lý, người được nhận tài sản trong các trường hợp doanh nghiệp phá sản hoặc mất khả năng thanh toán.

Trước đây, khi văn bản pháp luật đầu tiên quy định về chứng khoán và thị trường chứng khoán, Nghị định 48/1998 được ban hành, thay vì quy định đăng ký phát hành (nay gọi là đăng ký phát hành), các chủ thể muốn phát hành chứng khoán ra công chúng phải gửi hổ sơ xin cấp giấy phép phát hành tới Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (Điều 3, Nghị định 48/1998). Quy định này làm cho pháp Luật Chứng khoán Việt Nam khác với pháp luật tương ứng ở các nước có thị trường chứng khoán và đặc biệt tạo cảm giác khó hiểu cho người nước ngoài. Nhận thức rõ sự bất hợp lý này, khi Nghị định 144/2003 được ban hành thay thế Nghị định 48/1998, quy định xin phép phát hành chứng khoán ra công chúng đã được các nhà làm luật thay thế bằng quy định đăng ký phát hành chứng khoán ra công chúng (Điều 4, Nghị định 144/2003). Tuy nhiên, Nghị định 144/2003 vẫn yêu cầu các chủ thể phát hành phải có “Đơn đăng ký phát hành” trong hồ sơ đăng ký phát hành gửi tới Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước. Quy định này ở một chừng mực nào đó vẫn thể hiện quan hệ “xin – cho” giữa chủ thể phát hành và uỷ ban Chứng khoán. Theo thông lệ, ở các nước có thị trường chứng khoán lâu đời, chủ thể có nhu cầu phát hành chứng khoán ra công chúng, thay vì xin phép, chỉ cần thông báo nhu cầu của mình bằng cách đăng ký phát hành với cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và sau thời hạn luật định, nếu hồ sơ đăng ký phát hành đủ mức độ tin cậy, hồ sơ này sẽ có hiệu lực. Kể từ thời điểm đăng ký phát hành có hiệu lực, công ty có quyền tự do phát hành chứng khoán đã đăng ký ra công chúng. Ví dụ ở Mỹ, sau 20 ngày kể từ khi tổ chức phát hành gửi thông báo đăng ký phát hành (registration statement) tới Uỷ ban Chứng khoán và Giao dịch chứng khoán Mỹ, đãng ký phát hành sẽ tự động phát sinh hiệu lực. Như vậy, tổ chức phát hành chứng khoán ra công chúng không cần chờ giấy phép phát hành hay thậm chí giấy chứng nhận phát hành chứng khoán do cơ quan có thẩm quyền cấp mà chỉ cần đợi đến ngày thứ 21, kê từ khi gửi thông báo đăng ký phát hành tới cơ quan có thẩm quyền, sẽ có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng. Hiển nhiên là Uỷ ban chứng khoán Mỹ vẫn có quyền trì hoãn hoặc đình chỉ việc phát sinh hiệu lực của bản đăng ký phát hành mà mình nhận được bằng cách ra quyết định bằng văn bản không cho phép hồ sơ phát hành phát sính hiệu lực, nếu phát hiện hồ sơ đăng ký phát hành thiếu hoàn chỉnh hoặc thiếu chính xác.

Hiện nay, Luật Chứng khoán đã khắc phục được những nhược điểm trên, theo đó đê thực hiện việc đăng ký phát hành chứng khoán ra công chúng, tổ chức phát hành sẽ lập hồ sơ đăng ký phát hành chứng khoán ra công chúng gửi Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước. Tuỳ thuộc vào loại chứng khoán sẽ phát hành mà chủ thể phát hành phải hoàn tất bộ hồ sơ khác nhau.

Để phát hành cổ phiếu ra công chúng, chủ thể phát hành cần chuẩn bị bộ hồ sơ đăng ký phát hành cổ phiếu ra công chúng, gồm: giấy đăng ký phát hành cổ phiếu ra công chúng (thay cho “đơn đăng ký phát hành” trước đây theo Nghị định 144/2003); bản cáo bạch; điều lệ của tổ chức phát hành; quyết định của đại hội cổ đông vể việc thông qua phương án phát hành và phương án sử dụng vốn huy động được từ đợt phát hành cổ phiếu ra công chúng; và cam kết bảo lãnh phát hành nếu chủ thể phát hành dự định sử dụng tổ chức bảo lãnh phát hành để phân phối chứng khoán ra công chúng.

Trước đây, Nghị định 144/2003 quy định hai loại hồ sơ đăng ký phát hành khác nhau cho hai loại phát hành tương ứng là phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng và phát hành thêm cổ phiếu ra công chúng để tăng vốn. Hiện nay Luật Chứng khoán đã đơn giản hoá hồ sơ đăng ký phát hành cổ phiếu ra công chúng bằng cách quy định một loại hồ sơ đăng ký phát hành áp dụng chung cho cả phát hành lần đầu và phát hành thêm cổ phiếu ra công chúng.

Hơn nữa, nội dung của hồ sơ đăng ký phát hành cổ phiếu ra công chúng theo Luật Chứng khoán cũng được quy định theo hướng giảm nhẹ hơn trước vì đã bỏ bớt một số văn bản mà trước đây doanh nghiệp phải đưa vào hồ sơ đăng ký phát hành như: Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; danh sách và sơ yếu lý lịch thành viên Hội đổng quản trị, Ban giám đốc, Ban kiếm soát và báo cáo tài chính của 02 năm liên tiếp liền trước năm đăng ký phát hành đã được kiểm toán.

Hồ sơ đăng ký phát hành trái phiếu ra công chúng cũng chứa đựng những văn bán tương tự như hồ sơ đăng ký phát hành cổ phiếu ra công chúng, chỉ khác ở hai điểm. Một là, thay vì cần có quyết định của Đại hội cổ đông thông qua phương án phát hành thì tổ chức phát hành chỉ cần có quyết định cúa Hội đồng quản trị (trường hợp công ty cổ phần) hoặc hội đồng thành viên (trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trớ lên) hoặc chủ sớ hữu công ty (trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên). Hai là, phải có thêm bản cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các điều kiện khác.

Do hoạt động đặc thù của quỹ đầu tư chứng khoán, hồ sơ đăng ký phát hành chứng chỉ quỹ ra công chúng không chỉ gồm những văn bản được tìm thấy trong cả hồ sơ đăng ký phát hành cổ phiếu và trái phiếu (như giấy đăng ký phát hành chứng chỉ quỹ, bản cáo bạch, và cam kết bảo lãnh phát hành) mà còn cần có những văn bản đặc thù như: dự thảo Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán, hợp đồng giám sát giữa ngân hàng giám sát và công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán.

Hồ sơ đăng ký phát hành được gửi tới Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước. Tổ chức phái hành phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực và đầy đú của hồ sơ đăng ký phát hành chứng khoán ra công chúng. Các tổ chức và cá nhân có liên quan như công ty tư vấn phát hành, công ty bảo lãnh phát hành, công ty kiểm toán được chấp thuận, cá nhân ký báo cáo kiểm toán và bất kỳ tổ chức, cá nhân nào xác nhận hồ sơ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi liên quan đến hồ sơ đãng ký phát hành chứng khoán ra công chúng.

Tuy nhiên, trong thời gian hồ sơ đăng ký phát hành chứng khoán ra công chúng đang được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước xem xét, tổ chức phát hành có nghĩa vụ tự sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu phát hiện hổ sơ thiếu chính xác hoặc bỏ sót thông tin; hoặc sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.

Trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký phát hành hợp lệ, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước xem xét và cấp giấy chứng nhận phát hành chứng khoán ra công chúng. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước có quyền từ chối cấp giấy chứng nhận phát hành chứng khoán ra công chúng. Việc từ chối phải được thể hiện bằng văn bản trong đó nêu rõ lý do.

Hình minh họa. Thủ tục phát hành (chào bán) chứng khoán ra công chúng

2. Công bố thông tin trước khi phát hành chứng khoán ra công chúng

Sau khi được cấp giấy chứng nhận phát hành chứng khoán ra công chúng, tổ chức phát hành chưa được phép phát hành ngay chứng khoán ra công chúng mà còn phải hoàn tất thủ tục công bố thông tin về đợt phát hành chứng khoán đó. Cụ thể là trong vòng bảy ngày kế từ ngày giấy chứng nhận phát hành chứng khoán ra công chúng có hiệu lực, tổ chức phát hành phải công bố bản thông báo phát hành trên một tờ báo điện tử hoặc báo viết trong ba số liên tiếp. Chỉ sau khi đã thông báo về cuộc phát hành theo đúng quy định của pháp luật, việc phát hành chứng khoán ra công chúng mới được phép tiến hành. Tuy nhiên, trước khi tiến hành phân phối chứng khoán, tổ chức phát hành còn phải đảm bảo rằng người mua chứng khoán đã tiếp cận bản cáo bạch có trong hồ sơ đăng ký phát hành chứng khoán ra công chúng bằng cách sẵn sàng cung cấp bản cáo bạch cho công chúng đầu tư tại các địa điểm ghi trong bản thông báo phát hành.

Trong hai loại văn bản mà tổ chức phát hành cần cung cấp cho nhà đầu tư, bản cáo bạch là tài liệu quan trọng, vì có khả năng cung cấp cho công chúng đầu tư những thông tin cần thiết về bản thân tổ chức phát hành như tổ chức bộ máy, bộ máy lãnh đạo, quản trị, báo cáo tài chính…; thông tin về đợt phát hành chứng khoán như điều kiện phát hành, các yếu tố rủi ro, dự kiến kế hoạch lợi nhuận và cổ tức của năm gần nhất, phương án phát hành và phương án sử dụng vốn huy động được… Trường hợp phát hành chứng chỉ quỹ đầu tư, bản cáo bạch sẽ chứa đựng thông tin về: loại hình quỹ đầu tư chứng khoán; mục tiêu, chiến lược đầu tư; phương pháp và quy trình đầu tư; hạn chế đầu tư; các yếu tố rủi ro của quỹ đầu tư chứng khoán; nội dung cơ bản của bản điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán; phương án phát hành chứng chỉ quỹ và các thông tin hướng dẫn tham gia đầu tư vào quỹ; thông tin về công ty quản lý quỹ, về ngãn hàng giám sát…

Như vậy quy định về nghĩa vụ công bố thông tin của tổ chức phát hành trước khi phát hành ra công chúng sẽ đảm bảo nhà đầu tư có được những thông tin cần thiết về tổ chức phát hành và loại chứng khoán sắp được phát hành, từ đó có thể đánh giá được mức độ rủi ro của chứng khoán đó và có quyết định đầu tư đúng đắn. Đây là nghĩa vụ hàng đầu của tổ chức phát hành ra công chúng mà Luật Chứng khoán của tất cả các nước đều quy định nhằm bảo vệ lợi ích thoả đáng của nhà đầu tư.


3. Phân phối chứng khoán cho các nhà đầu tư

Sau khi đã hoàn tất các công việc cần thiết để bảo đảm những thông tin cơ bản về công ty phát hành và về đợt phát hành tới được công chúng đầu tư thì chứng khoán đã đăng ký phát hành mới được phép phân phối ra công chúng.

Việc phân phối chứng khoán phải được hoàn tất trong vòng 90 ngày kế từ ngày giấy chứng nhận phát hành chứng khoán ra công chúng có hiệu lực. Thời hạn này có thế được kéo dài tới 30 ngày với sự chấp thuận của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước trong trường hợp tổ chức phân phối chứng khoán không thể hoàn tất việc phân phôi chứng khoán trong thời hạn luật định.

Để phát hành chứng khoán ra công chúng, tổ chức phát hành có thể sử dụng dịch vụ phát hành do công ty chứng khoán cung cấp từ khâu chuẩn bị phát hành chứng khoán như yêu cầu được tư vấn về loại chứng khoán sẽ phát hành (cổ phiếu thường hay cổ phiếu ưu đãi), về giá chào bán thích hợp nhất cũng như về thời điểm thích hợp nhất để bắt đầu cuộc chào bán.

Việc phát hành chứng khoán thường được tiến hành thộng qua các trung gian là các tổ chức bảo lãnh hay đại lý phát hành. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tố chức phát hành cũng có thể tự đứng ra phát hành chứng khoán. Nói cách khác, có ba phương thức phân phối chứng khoán:

(1) Phân phối chứng khoán thông qua tổ chức bảo lãnh phát hành;

(2) Phân phối chứng khoán thông qua đại lý phát hành;

(3) Tổ chức phát hành tự phân phối chứng khoán ra công chúng.

Trong ba phương thức phân phối chứng khoán nói trên, phương thức thứ nhất là phương thức có thể đem lại rúi ro cho tổ chức bảo lãnh phát hành, vì tổ chức bảo lãnh phát hành thường đứng ra cam kết mua hết số chứng khoán dự định phát hành để bán lại (bảo lãnh bằng cam kết chắc chắn) hoặc bao mua số chứng khoán còn lại không phát hành hết ở thời điểm kết thúc thời hạn chào bán (bảo lãnh bằng nỗ lực cao nhất).

Như vậy, có thể nói rằng bất kể chủ thể trực tiếp phân phối chứng khoán là ai thì chứng khoán phát hành phải được phân phối một cách công bằng, công khai và bảo đảm thời hạn đăng ký mua chứng khoán cho nhà đầu tư tối thiểu là hai mươi ngày.

Tính công bằng trong phân phối chứng khoán thể hiện ớ chỗ, nếu số lượng chứng khoán đăng ký mua vượt quá số lượng chứng khoán được phép phát hành thì tổ chức phát hành hoặc tổ chức được uỷ quyền phát hành phải phân phối hết số chứng khoán được phép phát hành cho nhà đầu tư, tương ứng với tỷ lệ đăng ký mua của từng nhà đầu tư.

Tính công khai trong phân phối chứng khoán thể hiện ở chỗ tổ chức phát hành phải công bỏ việc phát hành chứng khoán trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của pháp luật sao cho tất cả những ai quan tâm đều có thế tiếp cận thông tin về đợt phát hành và về bản chất cũng như mức độ rủi ro của loại hàng hoá đặc biệt sắp được tung ra thị trường.

Đợt phát hành kết thúc không có nghĩa là các chủ thê tham gia vào quá trình phát hành và phân phối chứng khoán đã hoàn tất mọi trách nhiệm liên quan đến đợt phát hành mà các chủ thể này vẫn còn phải thực hiện một số nghĩa vụ với cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và với nhà đầu tư.

Trong vòng 10 ngày kể từ khi kết thúc đợt phát hành, tổ chức phát hành hoặc tổ chức bảo lãnh phát hành phải báo cáo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước về kết quả đợt phát hành kèm theo xác nhận của ngân hàng nơi tổ chức phát hành mở tài khoản phong toả và về số tiền thu được từ phát hành chứng khoán. Trong vòng 30 ngày kế từ ngày kết thúc đợt phát hành, tổ chức phát hành hoặc tổ chức được uỷ quyền phát hành có nghĩa vụ chuyển giao chứng khoán hoặc giấy chứng nhận quyển sở hữu chứng khoán cho người mua.


4. Xử lý các tình huống đặc biệt trong phát hành chứng khoán ra công chúng

Trong quá trình phát hành chứng khoán ra công chúng, có thể phát sinh những tình huống đặc biệt cần được xử lý. Các tình huống đặc biệt thường được biết đến trong thực tiễn bao gồm: đình chỉ phát hành chứng khoán và hủy bỏ đợt phát hành chứng khoán ra công chúng.

Việc đình chỉ phát hành chứng khoán ra công chúng có thể được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước áp dụng trong trường hợp phát hiện hồ sơ đăng ký phát hành chứng khoán có thông tin không chính xác hoặc thiếu những thông tin quan trọng, ảnh hường tới quyết định đầu tư của nhà đầu tư hoặc nếu việc phân phối chứng khoán không được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật, về nguyên tắc, khi bị đình chỉ phát hành chứng khoán, trong thời hạn bảy ngày kể từ ngày đợt chào bán chứng khoán ra cóng chúng bị đình chỉ, tổ chức phát hành phải công bố việc đình chỉ chào bán chứng khoán ra công chúng theo phương thức quy định tại khoản 3 Điều 25 Luật Chứng khoán 2019 và phải thu hồi các chứng khoán đã phát hành nếu nhà đầu tư có yêu cầu, đồng thời hoàn trả tiền cho nhà đầu tư trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Ngoài ra, tổ chức phát hành còn phải khắc phục những sai sót trong hồ sơ đãng ký phái hành chứng khoán trong thời hạn quy định của pháp luật. Khi những thiếu sót dẫn đến việc đình chỉ đợt chào bán chứng khoán ra công chúng được khắc phục, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước ra văn bản thông báo huỷ đình chỉ và chứng khoán tiếp tục được chào bán. Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày có thông báo hủy đình chỉ, tổ chức phát hành phải công bố việc hủy đình chỉ theo phương thức quy định tại khoản 3, Điều 25 Luật Chứng khoán.

Việc hủy bỏ đợt phát hành chứng khoán ra công chúng có thể được Ủy ban chứng khoán nhà nước áp dụng trong trường hợp quá thời hạn đình chỉ theo luật định mà tổ chức phát hành không khắc phục được những thiếu sót
dẫn đến đình chỉ đợt phát hành chứng khoán ra công chúng. Trường hợp bị huỷ bỏ đợt phát hành chứng khoán, tổ chức phát hành phải công bố việc huỷ bỏ phát hành chứng khoán ra công chúng, thu hồi các chứng khoán đã phân phối và trả tiền cho nhà đầu tư theo đúng thời hạn luật định.

Ngoài hai trường hợp đặc biệt nêu trên đã được dự liệu trong Luật Chứng khoán, trong quá trình tổ chức bảo lãnh phát hành phân phối chứng khoán ra công chúng, một tình huống khác có thể nảy sinh là giá bán chứng khoán bị sụt giảm. Tinh huống này đặt các tổ chức bảo lãnh phát hành vào tình thế chắc chắn lỗ, nếu họ không tiên liệu trước từ khâu chuẩn bị chào bán chứng khoán ra công chúng. Để giảm thiểu rủi ro cho các công ty bảo lãnh phát hành trong trường hợp trên, một giải pháp mà các nước có thị trường chứng khoán phát triển thường sử dụng là pháp luật cho phép các công ty bảo lãnh phát hành được mua chứng khoán mà mình đang bảo lãnh phát hành ngay trong quá trình phân phôi chứng khoán nếu giá chứng khoán chào bán bị suy giảm. Tuy nhiên, hành vi này rất dễ bị chính công ty bảo lãnh phát hành lạm dụng để lũng đoạn giá chứng khoán đang chào bán. Vì vậy, pháp luật các nước thường yêu cầu công ty phát hành hoặc công ty bảo lãnh phát hành phải đăng ký trước với cơ quan nhà nước quản lý thị trường chứng khoán về việc sẽ thực hiện loại giao dịch ổn định giá chứng khoán nói trên trong quá trình phân phối chứng khoán nếu chứng khoán đang chào bán có nguy cơ rớt giá.

Ở Việt Nam hiện nay, do chứng khoán và thị trường chứng khoán vẫn còn khá mới mẻ nên pháp luật chưa có quy định về tình huống này. Vì vậy, giai đoạn phân phối chứng khoán ra công chúng luôn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cho các tổ chức bảo lãnh phát hành. Vấn đề này cần phải được giải quyết trong thời gian tới để bảo vệ lợi ích thoả đáng của các tổ chức bảo lãnh phát hành chứng khoán.

5/5 - (95 bình chọn)

 
® 2024 LawFirm.Vn - Thông tin do LawFirm.Vn cung cấp không thay thế cho tư vấn pháp lý. Nếu bạn yêu cầu bất kỳ thông tin nào, bạn có thể nhận được cuộc gọi điện thoại hoặc email từ một trong những Quản lý của chúng tôi. Để biết thêm thông tin, vui lòng xem chính sách bảo mật, điều khoản sử dụng, chính sách cookie và tuyên bố miễn trừ trách nhiệm của chúng tôi.
Có thể bạn cũng thích
Để lại phản hồi

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công khai.