Thời gian công tác để hưởng BHXH đối với NLĐ có thời hạn ở nước ngoài trước ngày 01/01/1995
Tính thời gian công tác để hưởng bảo hiểm xã hội đối với người lao động có thời hạn ở nước ngoài trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 và giải quyết chế độ tử tuất đối với trường hợp người lao động đã chết sau khi về nước nhưng thân nhân chưa được hưởng chế độ tử tuất là thủ tục hành chính mà cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ đề nghị Vụ Bảo hiểm xã hội ra Quyết định về việc hưởng chế độ hưu trí hằng tháng hoặc Quyết định về việc hưởng bảo hiểm xã hội một lần hoặc Sổ bảo hiểm xã hội, Quyết định về việc hưởng trợ cấp mai táng và Quyết định về việc hưởng trợ cấp tuất hằng tháng hoặc Quyết định về việc hưởng trợ cấp tuất một lần. Sau đây, LawFirm.Vn sẽ cụ thể nội dung đó theo Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.
1. Một số khái niệm cơ bản
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội (khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia (khoản 2 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất (khoản 3 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)
2. Thời gian công tác, học tập, làm việc ở nước ngoài trong thời hạn cho phép
Thời gian công tác, học tập, làm việc ở nước ngoài trong thời hạn cho phép bao gồm (khoản 1 Điều 35 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH):
– Thời gian công tác, học tập, làm việc thực tế trong thời hạn được ghi trong quyết định của đơn vị cử đi công tác, học tập, làm việc ở nước ngoài, kể cả thời gian được gia hạn do đơn vị cử đi cho phép.
– Trường hợp một người có nhiều lần đi công tác, học tập, làm việc ở nước ngoài thì được cộng thời gian của các lần ở nước ngoài trong thời hạn cho phép thành thời gian công tác để tính hưởng chế độ hưu trí, tử tuất.
– Người lao động đang làm việc ở trong nước, được đơn vị cử đi nâng cao tay nghề ở nước ngoài, sau đó chuyển sang hợp tác lao động theo Hiệp định của Chính phủ thì thời gian nâng cao tay nghề được tính để hưởng chế độ hưu trí, tử tuất.
3. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được quy định tại khoản 2 Điều 35 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH:
– Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần và trợ cấp tuất của các đối tượng quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 23 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP được tính theo quy định tại Điều 62 của Luật bảo hiểm xã hội, Điều 9 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH)
– Đối với trường hợp có thời gian công tác trong quân đội, công an nhân dân tiếp đó đi hợp tác lao động ở nước ngoài, sau khi về nước được chuyển ngành sang làm việc tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước thuộc diện được tính cộng phụ cấp thâm niên nghề trong lương hưu theo quy định thì mức phụ cấp thâm niên quân đội, công an nhân dân được tính trên cơ sở mức lương sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân và sĩ quan, hạ sĩ quan công an nhân dân tại thời điểm trước khi đi hợp tác lao động ở nước ngoài, được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm nghỉ hưu để làm cơ sở tính lương hưu.
4. Trách nhiệm thực hiện của người lao động, người sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội
Trách nhiệm thực hiện của người lao động, người sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội được quy định tại khoản 4 Điều 35 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH:
4.1 Đối với trường hợp người lao động đang nghỉ việc
– Người lao động nộp hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều 35 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH cho đơn vị quản lý cuối cùng nơi người lao động làm việc. Trường hợp đơn vị đã giải thể thì người lao động nộp hồ sơ cho cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp.
– Đơn vị quản lý cuối cùng của người lao động có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và chuyển hồ sơ của người lao động kèm theo văn bản đề nghị gửi cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đơn vị đóng bảo hiểm xã hội.
– Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và giải quyết chế độ đối với người lao động đã đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí trong thời hạn quy định tại khoản 4 Điều 110 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014; cấp sổ bảo hiểm xã hội đối với người lao động chưa được cấp sổ bảo hiểm xã hội trong thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 99 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014; ghi bổ sung thời gian công tác đối với người lao động đã được cấp sổ bảo hiểm xã hội trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trường hợp không giải quyết thì cơ quan bảo hiểm xã hội phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4.2 Đối với trường hợp người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội
– Người lao động có trách nhiệm bổ sung hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều 35 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH cho đơn vị sử dụng lao động khi được yêu cầu.
– Đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm chuyển hồ sơ của người lao động kèm theo văn bản đề nghị gửi cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đơn vị đóng bảo hiểm xã hội.
– Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và giải quyết chế độ đối với người lao động theo quy định tại tiết c điểm 4.1 khoản 4 Điều 35 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.
4.3 Đối với trường hợp người lao động đã chết sau khi về nước nhưng thân nhân chưa được hưởng chế độ tử tuất
– Thân nhân của người lao động nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều 35 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH kèm theo sổ bảo hiểm xã hội của người lao động (nếu đã được cấp), Giấy chứng tử hoặc Giấy báo tử, tờ khai của thân nhân theo mẫu do cơ quan bảo hiểm xã hội quy định kèm theo đơn đề nghị giải quyết chế độ tử tuất cho đơn vị quản lý cuối cùng của người lao động (theo Mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH).
– Đơn vị quản lý cuối cùng của người lao động có trách nhiệm tiếp nhận, hướng dẫn thân nhân người lao động hoàn thiện hồ sơ và chuyển đến cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đơn vị đóng bảo hiểm xã hội kèm theo công văn đề nghị giải quyết chế độ.
– Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và giải quyết chế độ tử tuất đối với thân nhân của người lao động trong thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 112 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Trường hợp không giải quyết thì cơ quan bảo hiểm xã hội phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Kết luận:
Khi Tính thời gian công tác để hưởng bảo hiểm xã hội đối với người lao động có thời hạn ở nước ngoài trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 và giải quyết chế độ tử tuất đối với trường hợp người lao động đã chết sau khi về nước nhưng thân nhân chưa được hưởng chế độ tử tuất cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện được quy định tại Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.