Tham gia bảo hiểm bắt buộc đối với NLĐ nước ngoài

0 5.111

Người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng liên tục. Khi doanh nghiệp có sử dụng người lao động là công dân nước ngoài (Người lao động nước ngoài) thì cần xác định trách nhiệm tham gia các loại bảo hiểm bắt buộc của họ và của chính doanh nghiệp.

1. Đối tượng người lao động nước ngoài phải tham gia bảo hiểm bắt buộc

Trong số 04 loại bảo hiểm bắt buộc theo quy định pháp luật hiện hành, doanh nghiệp và Người lao động nước ngoài KHÔNG có trách nhiệm tham gia Bảo hiểm Thất nghiệp.

Đối với 03 loại bảo hiểm còn lại, doanh nghiệp căn cứ nội dung trong Bảng dưới đây để xác định những Người lao động nước ngoài nào là đối tượng bắt buộc tham gia loại bảo hiểm tương ứng:

TÊN LOẠI BẢO HIỂM

ĐỐI TƯỢNG BẮT BUỘC THAM GIA

Bảo hiểm Xã hội

Người lao động nước ngoài đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp Giấy phép lao động hoặc Chứng chỉ hành nghề hoặc Giấy phép hành nghề và làm việc cho doanh nghiệp theo:

– Hợp đồng lao động xác định thời hạn; hoặc,

– Hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

Trừ những những Người lao động nước ngoài sau đây:

– Người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng liên tục.

– Người lao động nước ngoài có độ tuổi như sau: Nam từ đủ 60 tuổi trở lên; và, Nữ từ đủ 55 tuổi trở lên.

Bảo hiểm Y tế

Người lao động nước ngoài làm việc cho doanh nghiệp theo:

– Hợp đồng lao động không xác định thời hạn; hoặc,

– Hợp đồng lao động xác định thời hạn; hoặc,

– Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên.

Bảo hiểm Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Người lao động nước ngoài thuộc đối tượng bắt buộc tham gia Bảo hiểm Xã hội.

Hình minh họa. Tham gia bảo hiểm bắt buộc đối với NLĐ nước ngoài

2. Trách nhiêm đóng các loại bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động nước ngoài

Sau khi đã xác định được những Người lao động nước ngoài nào là đối tượng bắt buộc tham gia loại bảo hiểm tương ứng, doanh nghiệp căn cứ nội dung trong Bảng dưới đây để xác định trách nhiệm đóng bảo hiểm của chính doanh nghiệp và của Người lao động nước ngoài:

TÊN LOẠI BẢO HIỂM VÀ QUỸ THÀNH PHẦN

MỨC ĐÓNG (%)

DOANH NGHIỆP

NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI

Bảo hiểm Xã hội

Quỹ ốm đau và thai sản

3%

Không có trách nhiệm đóng

Quỹ hưu trí và tử tuất

14%

8%

Bảo hiểm Tai nạn lao động, Bệnh nghề nghiệp

Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

0.5%

Không có trách nhiệm đóng

Bảo hiểm Y tế

Quỹ bảo hiểm y tế

3%

1.5%

Tổng cộng

20.5%

9.5%

Trách nhiệm tham gia Bảo hiểm Y tế đối với Người lao động nước ngoài là đối tượng bắt buộc tham gia đã thực hiện từ lâu. Tuy nhiên, doanh nghiệp và Người lao động nước ngoài bắt đầu tính đóng 02 loại bảo hiểm còn lại từ các mốc thời điểm được trình bày trong Bảng số 3 dưới đây:

TÊN LOẠI BẢO HIỂM VÀ QUỸ THÀNH PHẦN

THỜI ĐIỂM BẮT ĐẦU ĐÓNG

Bảo hiểm Xã hội

Quỹ ốm đau và thai sản

01/12/2018

Quỹ hưu trí và tử tuất

01/01/2022

Bảo hiểm Tai nạn lao động, Bệnh nghề nghiệp

Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

01/12/2018

Doanh nghiệp sử dụng các con số tỷ lệ (%) nêu trên nhân (x) với Tiền lương tháng tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của Người lao động nước ngoài để xác định số tiền đóng các loại bảo hiểm hàng tháng. Tiền lương tháng tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của Người lao động nước ngoài được xác định giống như tiền lương tháng tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động Việt Nam.

Nếu Người lao động nước ngoài có làm việc ở nơi khác (tức là, họ có giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động ở Việt Nam) thì trách nhiệm đóng các loại bảo hiểm nêu trên được xác định giống như trường hợp người lao động Việt Nam có làm việc ở nơi khác.

Tương ứng với thời điểm bắt đầu đóng Bảo hiểm Xã hội bắt buộc trình bày trong Bảng số 3 nêu trên, Người lao động nước ngoài sẽ được hưởng các chế độ như: Chế độ ốm đau; Chế độ thai sản; Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (từ ngày 01/12/2018) và Chế độ hưu trí, tử tuất (từ ngày 01/01/2022).

Lưu ý:

– Các giấy tờ trong hồ sơ tham gia, giải quyết chế độ Bảo hiểm Xã hội của Người lao động nước ngoài mà do cơ quan nước ngoài cấp thì phải được dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

– Người lao động nước ngoài khi chấm dứt hợp đồng lao động; hoặc, khi giấy phép lao động, chứng chỉ hành nghề, giấy phép hành nghề hết hiệu lực mà không được gia hạn thì có quyền yêu cầu hưởng Bảo hiểm Xã hội một lần.

4.9/5 - (96 bình chọn)

 
® 2024 LawFirm.Vn - Thông tin do LawFirm.Vn cung cấp không thay thế cho tư vấn pháp lý. Nếu bạn yêu cầu bất kỳ thông tin nào, bạn có thể nhận được cuộc gọi điện thoại hoặc email từ một trong những Quản lý của chúng tôi. Để biết thêm thông tin, vui lòng xem chính sách bảo mật, điều khoản sử dụng, chính sách cookie và tuyên bố miễn trừ trách nhiệm của chúng tôi.
Có thể bạn quan tâm
Để lại câu trả lời

Trường "Địa chỉ email" của bạn sẽ không được công khai.

ZaloFacebookMailMap