Sức lao động là gì? Sự chuyển hóa sức lao động thành hàng hóa

0 5.174

1. Sức lao động là gì?

Để giải quyết mâu thuẫn của công thức chung của tư bản, cần tìm trên thị trường một loại hàng hóa mà việc sử dụng nó có thể tạo ra được giá trị lớn hơn giá trị của bản thân nó. Hàng hóa đó là hàng hóa sức lao động.

Sức lao động là toàn bộ những năng lực (thể lực và trí lực) tồn tại trong một con người và được người đó sử dụng vào sản xuất.

Sức lao động là cái có trước, còn lao động chính là quá trình sử dụng sức lao động.

Hình minh họa. Sức lao động là gì? Sự chuyển hóa sức lao động thành hàng hóa

2. Sự chuyển hóa sức lao động thành hàng hóa

Trong mọi xã hội, sức lao động là yếu tố của sản xuất, nhưng sức lao động chỉ trở thành hàng hóa khi có hai điều kiện sau đây:

Thứ nhất, người lao động phải được tự do về thân thể, có quyền sở hữu sức lao động của mình và chỉ bán sức lao động ấy trong một thời gian nhất định.

Thứ hai, người lao động không có tư liệu sản xuất cần thiết để tự mình đứng ra tổ chức sản xuất nên muốn sống chỉ còn cách bán sức lao động cho người khác sử dụng.

Việc sức lao động trở thành hàng hóa đánh dấu một bước ngoặt cách mạng trong phương thức kết hợp người lao động với tư liệu sản xuất, là một bước tiến lịch sử so với chế độ nô lệ và phong kiến. Sự bình đẳng về hình thức giữa người sở hữu sức lao động với người sở hữu tư bản che đậy bản chất của chủ nghĩa tư bản – chế độ được xây dựng trên sự đối kháng lợi ích kinh tế giữa tư bản và lao động.

5/5 - (96 bình chọn)

 
® 2024 LawFirm.Vn - Thông tin do LawFirm.Vn cung cấp không thay thế cho tư vấn pháp lý. Nếu bạn yêu cầu bất kỳ thông tin nào, bạn có thể nhận được cuộc gọi điện thoại hoặc email từ một trong những Quản lý của chúng tôi. Để biết thêm thông tin, vui lòng xem chính sách bảo mật, điều khoản sử dụng, chính sách cookie và tuyên bố miễn trừ trách nhiệm của chúng tôi.
Có thể bạn quan tâm
Để lại câu trả lời

Trường "Địa chỉ email" của bạn sẽ không được công khai.

ZaloFacebookMailMap