Sự kiện bất khả kháng theo Bộ luật Dân sự 2015
Sự kiện bất khả kháng là gì? Các điều kiện để coi một sự kiện là bất khả kháng theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.
1. Sự kiện bất khả kháng là gì?
Trên thực tế, có những biến cố xảy ra khiến hợp đồng dân sự không được thực hiện một cách suôn sẻ, làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các thỏa thuận trong hợp đồng. Trong đó có những sự cố nằm ngoài khả năng dự đoán, kiểm soát của các bên và xảy ra không phải do lỗi của các bên.
Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nội dung này tại Khoản 1 Điều 156 cụ thể:
Điều 156. Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự
Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện sau đây:
1. Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.
Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. […]
2. Điều kiện để một sự kiện coi là bất khả kháng
Theo quy định này, một sự kiện chỉ được coi là sự kiện bất khả kháng khi hội tụ đủ ba yếu tố:
(i) Xảy ra một cách khách quan: Sự kiện đó nằm ngoài phạm vi kiểm soát của các bên có hành vi vi phạm hợp đồng.
(ii) Không lường trước được: Hậu quả xảy ra không thể lường trước được tại thời điểm giao kết hoặc trong quá trình thực hiện hợp đồng cho đến trước thời điểm xảy ra hành vi vi phạm
(iii) Hậu quả xảy ra không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Tuy nhiên, các bên có thể thỏa thuận trong hợp đồng các như tắc biên, mất điện, lỗi mạng, …là trường hợp ngoại lệ để miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Như vậy, trong quan hệ dân sự, bên có hành gây ra thiệt không phải bồi thường thiệt hại trong mọi trường hợp. Đối với những hành vi vi phạm do sự kiện bất khả kháng xảy ra, bên có lỗi sẽ được miễn trách nhiệm hình sự.