Sự khác nhau giữa giải thể và phá sản doanh nghiệp, công ty

0

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì giải thể là việc chấm dứt sự tồn tại của một doanh nghiệp theo ý chí của doanh nghiệp hoặc cơ quan có thẩm quyền; còn phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.

Giải thể doanh nghiệp và phá sản doanh nghiệp có những điểm khác nhau cơ bản sau đây:


1. Về lý do

(i) Phá sản doanh nghiệp: Mất khả năng thanh toán nợ khi đến hạn, tức là doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày hết hạn thanh toán.

(ii) Giải thể doanh nghiệp:

– Giải thể tự nguyện:

+ Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;

+ Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;

– Giải thể bắt buộc:

+ Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;

+ Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Hình minh họa. Sự khác nhau giữa giải thể và phá sản doanh nghiệp, công ty

2. Về bản chất

(i) Phá sản doanh nghiệp: Thủ tục tư pháp.

(ii) Giải thể doanh nghiệp: Thủ tục hành chính giữa cơ quan đăng kí doanh nghiệp và doanh nghiệp.


3. Về chủ thể quyết định

(i) Phá sản doanh nghiệp: Tòa án quyết định.

(ii) Giải thể doanh nghiệp: Chủ doanh nghiệp, hợp tác xã tự quyết định hoặc cơ quan có thẩm quyền.


4. Về hậu quả pháp lý

(i) Phá sản doanh nghiệp:

– Không phải mọi trường hợp đều chấm dứt hoạt động. Doanh nghiệp bị phá sản vẫn có thể tiếp tục hoạt động nếu như có người mua lại toàn bộ doanh nghiệp.

– Không phải mọi trường hợp mọi khoản nợ cũng được thanh toán hết sạch.

(ii) Giải thể doanh nghiệp:

– Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động.

– Đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ.


5. Hạn chế quyền của chủ sở hữu/ người quản lý

(i) Phá sản doanh nghiệp:

Nhà nước có thể hạn chế chủ sở hữu, người quản lí doanh nghiệp phá sản về một số quyền thành lập, giữ chức vụ trong doanh nghiệp…trong một số thời gian nhất định.

Ví dụ không được quyền thành lập doanh nghiệp, làm người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời hạn 3 năm từ ngày Tòa án có quyết định tuyên bố phá sản)

(ii) Giải thể doanh nghiệp: Không bị hạn chế quyền.

4.9/5 - (95 bình chọn)

 
® 2024 LawFirm.Vn - Thông tin do LawFirm.Vn cung cấp không thay thế cho tư vấn pháp lý. Nếu bạn yêu cầu bất kỳ thông tin nào, bạn có thể nhận được cuộc gọi điện thoại hoặc email từ một trong những Quản lý của chúng tôi. Để biết thêm thông tin, vui lòng xem chính sách bảo mật, điều khoản sử dụng, chính sách cookie và tuyên bố miễn trừ trách nhiệm của chúng tôi.
Có thể bạn cũng thích
Để lại phản hồi

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công khai.