1. ROA là gì?
ROA (viết tắt của cụm từ tiếng anh – Return on Assets) là tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản.
Ý nghĩa của ROA: Là chỉ số đo lường mức sinh lợi của một doanh nghiệp so với chính tài sản của nó. Vì vậy, chỉ số ROA sẽ cho biết một doanh nghiệp sử dụng tài sản để kiếm lợi hiệu quả như thế nào.
2. Công thức ROA
ROA được tính theo công thức sau:
ROA | = | Lợi nhuận ròng | x | 100% |
Tổng tài sản bình quân |
Tài sản của một doanh nghiệp được hình thành từ vốn vay và vốn chủ sở hữu. Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều được lấy từ hai nguồn vốn này.
ROA chính là thước đo hiệu quả của việc chuyển hóa số vốn đầu tư thành lợi nhuận. Chỉ số ROA cung cấp thông tin những khoản lãi được tạo sinh ra từ số vốn đầu tư (hoặc số tài sản). Chỉ số ROA càng cao tức là khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng hiệu quả.
Trong đó:
- Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận sau thuế – Lãi vay = = Tổng thu – Tổng chi – Thuế TNDN – Lãi vay
- Tài sản bình quân = (Tài sản cuối kỳ + Tài sản đầu kỳ)/2
Sử dụng tài sản bình quân sẽ đánh giá chính xác hơn về khả năng sinh lời của tài sản trong kỳ.
3. Chỉ số ROA bao nhiêu là tốt?
ROA bao nhiêu là tốt phụ vào:
- Công ty đó đang hoạt động trong lĩnh vực nào
- So sánh chỉ số ROA các đối thủ cùng ngành
- So sánh chỉ số ROA với kết quả trong quá khứ
Thông qua công thức ROA, bạn sẽ tính được tỷ số ROA – Khả năng sinh lời của tài sản. Với kết quả này, bạn đọc như sau:
Với kết quả chỉ số ROA, sẽ cho chúng ta biết được 1 đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nếu ROA càng cao thì hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng lớn, hay nói cách khác, khả năng sinh lời của tài sản doanh nghiệp càng lớn.
Khi đưa ra kết luận về ROA, bạn cần so sánh ROA của kỳ này với kỳ trước, của thực tế với kế hoạch, của doanh nghiệp với trung bình ngành.
Ví dụ: Thông qua chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính bao gồm Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh và Bảng cân đối kế toán (Báo cáo tình hình tài chính) của Công ty X, bạn tính được ROA của công ty tại kỳ này là 8%, kỳ trước là 6% và bạn xem chỉ tiêu ROA trung bình ngành (bạn có thể tham khảo chỉ tiêu này trên các website chứng khoán) là 6.5%. Chúng ta đưa ra kết luận như sau:
Khả năng sinh lời của tài sản kỳ này cao hơn kỳ trước, cho thấy doanh nghiệp sử dụng tài sản hiệu quả hơn. Với chỉ tiêu ROA kỳ này là 8% cho biết 1 đồng tài sản sẽ tạo ra 8% đồng lợi nhuận ròng. So với trung bình ngành thì công ty có sức sinh lời của tài sản tốt hơn mặt bằng chung của các công ty cùng ngành nghề.
4. Một số lưu ý khi phân tích ROA
Khi tính toán, phân tích ROA cần lưu ý một số nội dung sau:
- Dữ liệu phân tích (sự đáng tin cậy của Báo cáo tài chính của doanh nghiệp).
- Lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Với các lĩnh vực kinh doanh khác nhau thì ROA được nhận định khác nhau.
Ví dụ: Các công ty ngành xây dựng sẽ có xu hướng vay nợ nhiều, vì vậy ROA được đánh giá thấp hơn ngành khác. Ngược lại, những công ty trong công nghệ thông tin, hàng tiêu dùng,… không yêu cầu quá lớn tài sản cố định để vận hành, thường có chỉ số ROA cao.
- ROA có sự tăng trưởng qua các năm là tín hiệu tốt. Tuy nhiên nếu tăng giảm thất thường thì sẽ là lưu ý.
- Khi phân tích ROA thì cần phân tích cùng ROE, ROS và đòn bẩy tài chính để có cái nhìn toàn diện hơn.
5. Mối quan hệ giữa ROA và ROE
ROA là một chỉ số tài chính đơn giản nhưng được sử dụng rất phổ biến trong giới đầu tư. Có thể kết hợp sử dụng chỉ số ROA với một số chỉ số khác để có cái nhìn toàn diện về mức độ hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp.
ROA và ROE có mối tương quan với nhau thông qua mô hình phân tích Dupont.
ROE = ROA x Đòn bẩy tài chính
= ROA x Tổng tài sản/VCSH
= ROA x (1+Tổng nợ/VCSH)
Hay
ROA = ROE/Đòn bẩy tài chính
= ROE x VCSH/Tổng tài sản
= ROE/ (1+Tổng nợ/VCSH)
Trong đó: Tổng Tài sản = Tổng nguồn vốn hay (Tổng nợ + vốn chủ sở hữu)
Khi kết hợp cặp chỉ số ROA và ROE, giúp nhà phân tích đánh giá được mức độ hiệu quả của hoạt động sản xuất và có cái nhìn rõ hơn về cơ cấu tài chính của doanh nghiệp.