1. Khái niệm về quyền sở hữu trí tuệ
Việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ không thỏa đáng được thực tiễn thương mại coi là thiếu lành mạnh và là rào cản đối với thị trường tự do và mở cửa khi các đối thủ cạnh tranh trên thị trường đó không cần đầu tư cho nghiên cứu và triển khai (R&D) mà vẫn có thể bắt chước, sao chép và bán các sản phẩm với giá rẻ hơn nhiều, và vì thế chiếm chỗ và loại các sản phẩm hợp pháp và chính hiệu ra khỏi thị trường đó. Kết quả là các nhà sản xuất chân chính không có khả năng thu hồi vốn và lợi nhuận cần thiết để tiếp tục duy trì hoạt động cải tiến và sáng tạo, bao gồm cả việc tạo ra các sản phẩm mới. Chừng nào mà hàng giả, hàng nhái còn phổ biến thì chủ nhãn hiệu hợp pháp khó có thể kinh doanh có lãi tại thị trường đó. Thực tế đó của thương mại quốc tế tạo nên sự cần thiết phải hình thành và phát triển một tư duy mới đối với quyền sở hữu trí tuệ.
Quyền sở hữu trí tuệ là các sáng tạo trí tuệ mà nhà nước dành cho các cá nhân sự kiểm soát độc quyền trong một thi gian nhất định nhằm ngăn chặn sự khai thác sáng tạo này một cách bừa bãi, bất hợp pháp. Sở hữu trí tuệ thường được hiểu gồm hai phần: (i) sở hữu công nghiệp; (ii) quyền tác giả kế cận.
Đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp có thể chia làm hai loại là (i) các sáng tạo công nghiệp; và (ii) các dấu hiệu để phân biệt hàng hoa. Theo đó, phát minh sáng chế, giải pháp hữu ích và kiểu dáng công nghiệp là các sáng tạo công nghiệp, công nhãn hiệu và tên gọi xuất xứ chỉ là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa.
Trong khi đó, quyền tác giả và quyền kế cận lại liên quan đến việc bảo hộ và khai thác các tác phẩm nghệ thuật và khoa học, bao gồm (i) các tác phẩm viết; (ii) các bài giảng bài phát biểu; (iii) các loại hình biểu diễn nghệ thuật như tác phẩm điện ảnh, tác phẩm phát thanh và truyền hình, tác phẩm âm nhạc; (iv) tác phẩm báo chí; (v) tác phẩm kiến trúc; (vi) tác phẩm tạo hình và mỹ thuật ứng dụng; (vii) công trình khoa học; (viii) sách giáo khoa, giáo trình; (ix) phần mềm máy tính; (x) các bức hoạ đồ, bản vẽ; (xi) tác phẩm dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, hợp tuyển; (xii) các tác phẩm khác.
Tác phẩm được bảo hộ phải là bản gốc dưới dạng vật chất cụ thể, tức là để bảo hộ quyền tác giả, các ý tưởng phải được thể hiện dưới một dạng vật chất nhất định. Ví dụ, tiểu thuyết dưới dạng tác phẩm được nó thu bằng bằng cátsét. Quyền tác giả không bảo hộ nội dung ý tưởng vì bản chất của quán tác giả là ngăn ngừa việc sao chép các tác phẩm một cách bất hợp pháp.

2. Tác động của quyền sở hữu trí tuệ
Thực hiện bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho các nước, cả các nước phát triển và đang phát triển theo các cách sau đây:
Thứ nhất, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sẽ khuyến khích người có óc sáng tạo sáng chế và mở đường cho những phát minh tiếp theo. Người phát minh muốn được cấp bằng sáng chế thì phải công bố chi tiết phát minh của mình. Dựa trên cơ sở đó, người khác có thể đưa ra phát minh kế tiếp theo. Hơn nữa, nếu người phát minh được cấp quyền sở hữu một cách công khai thì họ sẽ yên tâm tìm kiếm những phát minh khác có liên quan. Thiếu quyền đó, nhiều phát minh có khả năng trùng lặp gây lãng phí.
Thứ hai, quyền sở hữu trí tuệ là một cách dùng lợi nhuận tiểu ngạch để thúc đẩy người phát minh hưởng vào mở rộng sản xuất theo chiều sâu. Một số thị trường, nhất là thị trường các sản phẩm và dịch vụ mới sẽ khó xuất hiện nếu doanh nhân không được kích thích sản xuất. Do vậy có thể khẳng định quyền sở hữu trí tuệ phục vụ lợi ích cộng đồng. Điều đó có nghĩa là xã hội cần có những biện pháp khuyến khích sáng tạo, nhưng mặt khác nếu sản phẩm trí tuệ được bảo hộ quá chặt chẽ sẽ làm cho xã hội không tận dụng được thành quả của trí tuệ loài người. Do vậy, quyền sở hữu trí tuệ cần phải dần loại bỏ cho mọi người sử dụng miễn phí sau một thời gian nhất định.
Thứ ba, bản chất của cạnh tranh là quá trình tìm kiếm các biện pháp để giảm bớt chi phí sản xuất và nhờ đó tăng cường lợi nhuận. Do vậy, các nhà sản xuất phải tìm ra các giải pháp sản xuất mới, công nghệ sản xuất mới. Tuy nhiên, đây lại là quá trình đầu tư rất tốn kém cả về trí tuệ và vật chất, Do vậy, nguy cơ bị sao chép, mô phỏng, thậm chí đánh cấp nguyên vẹp các thành quả sáng tạo là rất cao bởi đây là giải pháp hấp dẫn nhất để đạt được mục tiêu trên. Nếu không áp dụng các biện pháp ngăn chặn nguy cơ này, mọi nỗ lực chính đáng đều bị vùi dập bởi tệ nạn chiếm đoạt hay cạnh tranh không lành mạnh. Vì vậy, cần phải có cơ chế pháp lý chống lại nguy cơ này.
Thứ tư, nhà đầu tư nước ngoài chỉ chấp nhận chuyển giao công nghệ và thực hiện các biện pháp đầu tư nếu họ nhận thấy có đủ cơ hội khai thác công nghệ đó ở nước nhận đầu tư. Sự tồn tại của hệ thống bảo hộ công nghệ đóng vai trò quan trong trong các quyết định chuyển giao công nghệ và nó rất cần thiết cho hoạt động của FDI. Một hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có hiệu quả ở một nền kinh tế đang phát triển sẽ góp phần nâng cao vị thế của quốc gia đó trong cạnh tranh khu vực cũng như quốc tế nhằm thu hút vốn đầu tư và chuyển giao công nghệ. Do vậy, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sẽ là động lực chuyển giao và ứng dụng công nghệ ở các nước mới công nghiệp hoá.
Thứ năm, để thực hiện chính sách phát triển kinh tế nhằm tránh nguy cơ bị tụt hậu, các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển cần phải có hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hợp lý nhằm khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng và cải tiến công nghệ trong nước. Do đó, có thể nói một hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có hiệu quả là một trong các yếu tố quan trọng để phát triển đất nước. Một hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có hiệu quả là phải đảm bảo các điều kiện thuận lợi nhất, trong một khoảng thời gian nhất định đi để các nhà sáng chế khai thác nhản không những bù đắp cho các chi phí đầu tư tạo ra giá trị sáng tạo này mà còn có thể thu được lợi nhuận để tiếp tục tạo ra các thành tựu mới.
Thứ sáu, đối với các nền kinh tế đang phát triển, khi trình độ phát triển trong nước thấp. việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp không đem lại lợi ích trực tiếp cho nền kinh tế, song việc bảo đảm nhãn hiệu, thương hiệu của các doanh nghiệp nước ngoài sẽ đem lại tình cảm tốt của các công ty nước ngoài đôi với nước sở tại. Do đó thúc đẩy nhu cầu đầu tư, kinh doanh tại nước sở tại.
Tuy nhiên, việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cũng gây ra một số hạn chế và khó khăn nhất định cho các nền kinh tế đang phát triển như: (i) thứ nhất, thắt chặt quyền sở hữu trí tuệ là làm tăng giá công nghệ, gây khó khăn cho các hoạt động mô phỏng. Công nghệ mô phỏng có thể là công nghệ dùng trong các ngành đang sử dụng nhiều lao động. Khi đóng cửa ngành công nghiệp này sẽ làm tăng thêm thất nghiệp; (ii) thứ hai, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với công nghệ mô phỏng lỏng lẻo sẽ tạo cơ hội thuận lợi hơn cho các nhà sản xuất trong nước mở rộng sản xuất do họ tránh được chi phí trả bản quyền cao.