Phân biệt quyết định hành chính với các loại quyết định pháp luật khác

0

1. Quyết định hành chính với quyết định của cơ quan lập pháp

Hai loại quyết định này do hai hệ thống cơ quan nhà nước khác nhau ban hành trong việc thực hiện quyền lực nhà nước, tuy nhiên cần loại trừ các quyết định được ban hành trong hoạt động quản lý nội bộ của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân vì hoạt động này thuộc đối tượng điều chỉnh của luật hành chính.

Quyết định hành chính khác với quyết định của cơ quan lập pháp ở thẩm quyền ra quyết định chủ yếu thuộc về các chủ thể trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương còn đối với quyết định của cơ quan lập pháp thì quyền đó chỉ thuộc về Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội. Điều 69 Hiến pháp năm 2013 quy định Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. Như vậy ngoài quyền lập hiến, Quốc hội còn có thẩm quyền ban hành luật, nghị quyết, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành pháp lệnh, nghị quyết.

– Đối với các quyết định hành chính là những quyết định có tính dưới luật, ban hành trên cơ sở luật và để thi hành luật. Căn cứ vào luật, pháp lệnh, Chính phủ sẽ ra những nghị định để thi hành luật, pháp lệnh, v.v.. Ví dụ, Quốc hội ban hành Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Chính phủ phải ban hành Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.

– Về trình tự và thủ tục ban hành, theo quy định của pháp luật thì trình tự, thủ tục ban hành hai loại quyết định này cũng khác nhau, trình tự này được quy định cụ thể trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015.


2. Quyết định hành chính với quyết định của cơ quan tư pháp

Các bản án, quyết định của Tòa án, các cáo trạng, kháng nghị, kiến nghị của Viện kiểm sát về cơ bản khác với quyết định hành chính ở chỗ nó mang tính cá biệt, cụ thể. Đó là kết quả của hoạt động xét xử, giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm pháp luật và các việc khác liên quan đến hoạt động xét xử. Còn quyết định hành chính chủ yếu để tổ chức thực hiện hoạt động quản lý. Tuy nhiên, để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, cơ quan tư pháp còn được quyền ra các quyết định hành chính quy phạm, song rất hạn chế về chủ thể, chỉ có Hội đồng hẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (ví dụ: Nghị quyết của Hội đồng hẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, hông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; hông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao). Ngoài ra cơ quan tư pháp còn ra các quyết định hành chính để giải quyết công việc nội bộ hoặc thực hiện một số quyền quản lý hành chính được pháp luật quy định xử phạt hành chính của Tòa án, xử lý kỷ luật công chức.

Quyết định của cơ quan tư pháp được xây dựng theo trình tự, thủ tục tố tụng, nó là kết quả của hoạt động giải quyết các vụ án cụ thể như hình sự, dân sự, hành chính, v.v..

4.8/5 - (98 bình chọn)

 
® 2024 LawFirm.Vn - Thông tin do LawFirm.Vn cung cấp không thay thế cho tư vấn pháp lý. Nếu bạn yêu cầu bất kỳ thông tin nào, bạn có thể nhận được cuộc gọi điện thoại hoặc email từ một trong những Quản lý của chúng tôi. Để biết thêm thông tin, vui lòng xem chính sách bảo mật, điều khoản sử dụng, chính sách cookie và tuyên bố miễn trừ trách nhiệm của chúng tôi.
Có thể bạn quan tâm
Để lại câu trả lời

Trường "Địa chỉ email" của bạn sẽ không được công khai.