Pháp luật quy định như thế nào về việc mang ngoại hối qua biên giới? Có bắt buộc khai báo hải quan khi mang ngoại hối qua biên giới hay không? Xử phạt như thế nào khi không tuân thủ quy định về khai báo hải quan?
1. Ngoại hối là gì?
Ngoại hối (tiếng Anh gọi là foreign exchange) là một thuật ngữ dùng để chỉ các phương tiện sử dụng trong giao dịch quốc tế (International transaction)
2. Ngoại hối gồm những gì?
Ngoại hối bao gồm:
+ Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (sau đây gọi là ngoại tệ);
+ Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác;
+ Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác;
+ Vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú; Vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;
+ Đồng tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế.
3. Quy định về việc mang ngoại hối qua biên giới
Pháp luật quy định, cá nhân khi nhập cảnh, xuất cảnh (bằng hộ chiếu hoặc bằng giấy thông hành hoặc giấy chứng minh biên giới) mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt, kim loại quý (trong đó có vàng miếng, nguyên liệu, trang sức, mỹ nghệ), đá quý và công cụ chuyển nhượng trên mức quy định của Ngân hàng Nhà nước phải khai báo hải quan và xuất trình giấy tờ liên quan. (khoản 1 Điều 24 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005)
Từ tháng 9/2011, cá nhân Việt Nam và nước ngoài khi xuất, nhập cảnh bằng hộ chiếu, mang theo tiền phải khai báo hải quan cửa khẩu nếu mang trên 15 triệu đồng tiền mặt và ngoại tệ tiền mặt trên 5.000 USD hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương (không áp dụng đôì với các loại phương tiện thanh toán, giấy tờ có giá bằng ngoại tệ hoặc bằng đồng Việt Nam như séc du lịch, thẻ ngân hàng, sổ tiết kiệm, các loại chứng khoán và các loại giấy tờ có giá khác). Trường hợp nhập cảnh mà có nhu cầu gửi số ngoại tệ tiền mặt ngoại tệ vào tài khoản thanh toán của cá nhân mở tại tổ chức tín dụng tại Việt Nam thì phải khai báo hải quan với mọi mức ngoại tệ (Khoản 1 và 3 Điều 2 Thông tư số 15/2011/TT-NHNN). Trước tháng 9/2011, mức phải khai báo hải quan trong giai đoạn 1992 – 1994 là trên 3.000 USD; giai đoạn 1994-1995 là trên 5.000 USD; giai đoạn 1995 – 1998 là trên 7.000 USD; giai đoạn 1998 – 2005 là trên 3.000 USD hoặc 5 triệu đồng, giai đoạn 2005 – 2011 là trên 7.000 USD hoặc 15 triệu đồng. (Quyết định số 175/QĐ-NH7; Quyết định số 257/QĐ-NH7; Quyết định số 382/QĐ-NH7; Quyết định số 337/1998/QĐ-NHNN7 sửa đổi, bổ sung theo Quyết định số 921/2005/QĐ-NHNN ngày 27/6/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước).
Từ ngày 15/5/2014, cá nhân Việt Nam và nước ngoài khi xuất, nhập cảnh bằng hộ chiếu, nếu mang theo vàng trang sức, mỹ nghệ có tổng khối lượng từ 300 gam trở lên thì phải khai báo với hải quan; đồng thòi không được phép mang theo vàng miếng, vàng nguyên liệu. Nếu nhập cảnh vào Việt Nam mang theo vàng miếng, vàng nguyên liệu thì phải làm thủ tục gửi tại kho hải quan để mang ra khi xuất cảnh hoặc làm thủ tục chuyển ra nước ngoài. (Điều 2 về “Mang vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh bằng hộ chiếu”, Thông tư số 11/2014/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 29/2015/TT-NHNN).
Cá nhân Việt Nam và nước ngoài khi xuất, nhập cảnh bằng giấy thông hành biên giới, giấy thông hành nhập xuất cảnh, chứng minh thư biên giới được đeo trên ngưòi vàng trang sức, mỹ nghệ như các loại: nhẫn, dây, vòng, hoa tai, kim cài và các loại trang sức khác; trường hợp tổng khối lượng từ 300 gam trở lên thì phải khai báo với cơ quan hải quan; đồng thời không được mang theo vàng nguyên liệu, vàng miếng, vàng trang sức, mỹ nghệ. (Điều 3 Thông tư 11/2014/TT-NHNN)
Cá nhân xuất, nhập cảnh qua cửa khẩu biên giới của Việt Nam với ba nước có chung biên giới là Trung Quốc, Lào và Campuchia bằng giấy thông hành xuất nhập cảnh hoặc giấy chứng minh biên giới do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc các nước có chung biên giới cấp được mang VND và ngoại tệ theo các quy định như sau: (Quyết định 92/2000/TT-NHNN)
+ Cá nhân khi xuất cảnh chỉ được mang đồng Việt Nam và tiền của nước mình nhập cảnh, không được mang Đô la Mỹ hay bết cứ các loại ngoại tệ nào khác (trừ trường hợp là số ngoại tệ đã mang vào và đã kê khai hải quan cửa khẩu khi nhập cảnh)
+ Cá nhân khi nhập cảnh, nếu mang theo Đô la Mỹ và các loại ngoại tệ khác thì thực hiện theo quy định mang theo ngoại tệ khi nhập cảnh bằng hộ chiếu.
+ Cá nhân khi xuất nhập cảnh phải khai báo hải quan cửa khẩu nếu có mang trên 10 triệu đồng, trên 6.000 CNY (Nhân dân tệ Trung quốc, trường hợp qua cửa khẩu biên giới Việt Nam – Trung Quốc); trên 3 triệu LAK (kíp Lào, trường hợp qua cửa khẩu biên giới Việt Nam – Lào); trên 1 triệu KHR (Riel Campuchia, trường hợp qua cửa khẩu biên giới Việt Nam – Campuchia). Đồi với số tiền vượt quá các mức này, thì phải có giấy phép do Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh biên giới hoặc chi nhánh Ngân hàng thương mại trên địa bàn được ủy quyền cấp.
+ Cá nhân Việt Nam được phép định cư ở nưóc ngoài khi xuất cảnh nếu mang theo vàng nguyên liệu, vàng miếng, trang sức, mỹ nghệ với tổng khối lượng vàng từ 01 kg trở lên thì phải có Giấy phép mang vàng của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh cấp tỉnh nơi cá nhân đó cư trú cấp, đồng thời phải khai báo với cơ quan Hải quan.
Trước ngày 12/9/2011, cá nhân khi nhập cảnh được mang theo vàng tiêu chuẩn quốc tế, vối khối lượng 01 kg và phải khai báo hải quan. Cá nhân khi xuất cảnh, nếu mang theo vàng tiêu chuẩn quốc tế thì phải có giấy phép của Ngân hàng Nhà nước và phải khai báo hải quan. Cá nhân khi xuất, nhập cảnh bằng hộ chiếu, nếu mang theo vàng miếng, trang sức, mỹ nghệ, nguyên liệu vối tổng khối lượng từ 300 gam trở lên thì phải khai báo hải quan; nếu xuất cảnh mang từ 01 kg trở lên thì phải có giấy phép của Ngân hàng Nhà nước; nếu nhập cảnh mang theo vàng miếng, vàng nguyên liệu với tổng khối lượng vượt quá 01 kg thì phải làm thủ tục gửi tại kho hải quan phần vượt quá. (Điểm b khoản 2 Điều 4 Thông tư số 11/2014/TT-NHNN (sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 29/2015/TT-NHNN); Điều 3 Quyết định số’ 1165/2001/QĐ-NHNN)
Từ ngày 14/02/2014, cá nhân Việt Nam và nước ngoài khi xuất, nhập cảnh nếu mang theo kim loại quý (gồm bạc, bạch kim, đồ mỹ nghệ và đồ trang sức bằng bạc, bạch kim; các loại hợp kim có bạc, bạch kim, trừ vàng); đá quý (gồm: kim cương, ruby, saphia và emơrốt); các công cụ chuyển nhượng (hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc, công cụ chuyển nhượng khác), với giá trị 300 triệu đồng trở lên thì phải khai báo hải quan. (Thông tư số 11/2014/TT-NHNN)
4. Xử lý đối với hành vi không khai báo ngoại hối khi xuất, nhập cảnh
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc người nước ngoài khi xuất, nhập cảnh qua cửa khẩu Việt Nam phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam về việc mang và khai báo rõ số ngoại tệ đang mang theo. Nếu vi phạm tùy theo diễn tiến của sự việc xảy ra, số tiền vi phạm mà có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 10 Nghị định 128/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm trong lĩnh vực hải quan quy định đối với hành vi Vi phạm quy định về khai hải quan của người xuất cảnh, nhập cảnh đối với ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, công cụ chuyển nhượng, vàng, kim loại quý khác, đá quý như sau:
1. Người xuất cảnh bằng hộ chiếu hoặc bằng các loại giấy tờ khác có giá trị thay cho hộ chiếu do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp, giấy thông hành hoặc chứng minh thư biên giới không khai hoặc khai sai số ngoại tệ tiền mặt thuộc loại tiền được phép mang theo, đồng Việt Nam tiền mặt, vàng mang theo vượt mức quy định khi xuất cảnh thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 5.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng Việt Nam;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 30.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng Việt Nam;
c) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng Việt Nam;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 100.000.000 đồng Việt Nam trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo đó, tùy vào số ngoại hối bạn mang qua biên giới mà không khai báo sẽ áp dụng mức phạt tiền tương ứng. Mức phạt tiền tương ứng thấp nhất là 1 triệu đồng đến mức cao nhất là 50 triệu đồng.
Ngoài ra, nếu số ngoại tệ có nguồn gốc hợp pháp thì được trả lại, trường hợp không có nguồn gốc hợp pháp thì tịch thu sung công quỹ. Nếu xuất cảnh mang theo ngoại tệ vượt quá mức quy định cho phép có giá trị lớn thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới theo Điều 189 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017:
1. Người nào vận chuyển qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.