Mục đích của giấy chứng nhận xuất xứ
1. Mục đích của Giấy chứng nhận xuất xứ
Thứ nhất, xác nhận nơi sản xuất hoặc khai thác ra hàng hóa.
Thứ hai, xác định mức thuế xuất nhập khẩu hàng hoá giữa các quốc gia có dành cho nhau những quy chế ưu đãi về thương mại, thuế quan. Việc xác định mức miễn giảm thuế Xnhập khẩu được thực hiện theo mẫu C/O, ví dụ:
- Form A: Dùng để thực hiện chế độ ưu đãi phổ cập (GSP GENERALISED SYSTEM OF PREFERENCES). Các quốc gia thuộc hệ thống ưu đãi phổ cập bao gồm: Mỹ, Nhật, Canada, Thuỵ Điển, Thụy Sĩ, Phần Lan, Úc, Áo…và các nước thuộc Liên minh châu Âu thỏa thuận một chính sách ưu đãi miễn thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng có xuất xứ từ một nước mà hàng hoá này sử dụng 65% nguyên liệu trong nước. Mẫu “C/O Form A” được lập theo hình thức thống nhất và được dùng cho toàn bộ các nước thông hệ thống GSP. Nếu C/O được lập không theo mẫu quy định, thì sẽ không được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan này.
- Form B: Được lập cho các hàng hoá xuất khẩu không thuộc yêu cầu của các loại C/O khác mà bên mua yêu cầu.
- Form O: Dùng cho hàng cà phê xuất khẩu sang những nước thuộc Hiệp hội cà phê trên thế giới (ICO). Mục đích của C/O này là để nhận được những chính sách ưu đãi do Hiệp hội Cà phê Quốc tế ban hành.
- Form X: Được lập riêng cho mặt hàng xuất khẩu thuộc dạng hàng may mặc gia công thường đi kèm với giấy phép xuất khẩu.
- Form T: Dùng cho hàng may mặc và dệt xuất khẩu sang thị trường EU. 6. Form D: Dùng để thực hiện Hệ thống ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT – Common Effective Preferential Tariffs) đang được áp dụng giữa các nước ASEAN.
- Form E: Dùng cho hàng được hưởng ưu đãi về thuế theo chương trình thu hoạch sớm giữa các nước ASEAN và trung Quốc.
Thứ ba, nhằm mục đích xã hội và chính trị. Những nước viện trợ thường yêu cầu các nước nhận viện trợ phải nhập khẩu hàng hóa từ nước mình (nước viện trợ) thay vì nhận trực tiếp bằng tiền. Ngoài ra, một số nước cấm nhập khẩu hàng hóa từ một nước nhất định vì lý do chính trị. Để đáp ứng được các yêu cầu này, thì giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá phải được xuất trình cho hải quan.
Thứ tư, nhằm mục đích thị trường. Những người nhập khẩu thường ưu tiên mua hàng hóa có xuất xứ từ nước có truyền thống sản xuất hàng hoá uy tín và chất lượng; để đáp ứng được yêu cầu này, nhà nhập khẩu yêu cầu giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa để chứng minh nguồn gốc của hàng hoá theo yêu cầu.
2. Điều kiện để được giảm thuế nhập khẩu
Để được giảm thuế, C/O phải hội đủ những điều kiện:
Thứ nhất, mặt hàng phải nằm trong danh mục cắt giảm thuế cả ở nước xuất khẩu và nước nhập khẩu.
Thứ hai, C/O phải theo mẫu chuẩn.
Thứ ba, C/O phải do cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu cấp (không phải bất kỳ cơ quan nào cấp cũng được). Ví dụ, ở Việt Nam, Form D phải do bộ Thương Mại và các Ban quản lý khu công nghiệp – Khu chế xuất được bộ Thương Mại uỷ quyền.
3. Những người nào thường cấp C/O
Tùy theo yêu cầu, mà giấy chứng nhận xuất xứ có thể do người xuất khẩu (hoặc người sản xuất) hoặc phòng thương mại của nước xuất khẩu ký. Khi người xuất khẩu ký giấy chứng nhận xuất xứ, thường thì phòng thương mại được yêu cầu ký xác nhận. Ngoài ra, thương vụ thuộc đại sứ quán của nước nhập khẩu đặt tại nước xuất khẩu cũng có thể được yêu cầu xác nhận giấy chứng nhận xuất xứ.
4. Mẫu giấy chứng nhận xuất xứ
Những nội dung chính của giấy chứng nhận xuất xứ bao gồm: Tên và địa chỉ của người mua, tên và địa chỉ của người bán, tên hàng, số lượng, ký mã hiệu, lời khai của chủ hàng về nơi sản xuất hoặc khai thác hàng, xác nhận của cơ quan có thẩm quyền. Những nội dung này được thể như mẫu dưới đây: