Mẫu hợp đồng thử việc theo Bộ luật Lao động 2019

1

Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.


1. Mẫu hợp đồng thử việc theo Bộ luật Lao động 2019

TÊN DOANH NGHIỆP

———-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: ……..

HỢP ĐỒNG THỬ VIỆC

– Căn cứ Bộ luật Lao động năm 2019;

– Căn cứ Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động;

– Căn cứ nhu cầu giữa các bên;

Hôm nay, ngày …….., tại …….., là trụ sở chính của …….. , chúng tôi gồm:

Bên A: Người sử dụng lao động

Tên doanh nghiệp:……..
Mã số doanh nghiệp:……..
Ngày cấp:……..
Nơi cấp:……..
Trụ sở chính:…….., …….., …….., ……..
Điện thoại (nếu có):……..Fax (nếu có): ……..
Đại diện bởi Ông/Bà:……..
Chức vụ:……..
Quốc tịch:……..
Số Giấy tờ pháp lý:……..
Cấp ngày:……..
Nơi cấp:……..
Địa chỉ cư trú:……..

Bên B: Người lao động

Ông / Bà:……..Quốc tịch: ……..
Ngày sinh:……..Giới tính: ……..
Số Giấy tờ pháp lý:……..
Cấp ngày:……..
Nơi cấp:……..
Địa chỉ cư trú::……..

Thỏa thuận ký kết hợp đồng lao động và cam kết làm đúng những điều khoản sau đây:

Điều 1. Công việc, địa điểm làm việc và thời hạn của hợp đồng

Ông (bà):…….. làm việc theo loại Hợp đồng thử việc,
Thời hạn:…….. tháng
Kể từ:……..đến ……..
Vị trí công việc:……..
Nội dung công việc:……..
Địa điểm làm việc:…….., …….., …….., ……..

Điều 2. Lương và thời giờ làm việc

Mức lương là: …….. đồng/tháng (Bao gồm lương căn bản, lương hoàn thành công việc, lương trách nhiệm công việc, riêng các chế độ BHXH, BHYT, BHTN chưa có. Người lao động có trách nhiệm đóng thuế thu nhập cá nhân theo luật định).

Thời giờ làm việc: …….. giờ/ngày, …….. giờ/tuần. Nghỉ hàng tuần: ………

– Trong thời gian thử việc, người lao động không có ngày phép năm. Trường hợp nghỉ phép theo lịch cá nhân thì phải có đơn xin phép theo quy định của Doanh nghiệp và không được tính lương vào ngày nghỉ phép đó. Các chế độ nghỉ ngơi khác theo quy định của Bộ luật Lao động hiện hành.

Điều 3. Bảo hộ lao động:

– Được cấp phát dụng cụ làm việc gồm: ……..

– Được trang bị bảo hộ lao động: (Có / không) ……..

Điều 4. Cam kết về Bản quyền và Bảo mật (nếu có)

……..

Điều 5. Nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động

1. Nghĩa vụ :

– Tuân thủ hợp đồng thử việc;

– Hoàn thành ở mức hiệu quả nhất các công việc được Doanh nghiệp giao, và hoàn thành ở mức hiệu quả nhất các công việc thuộc lĩnh vực công việc mình phụ trách;

– Chấp hành theo sự điều hành của cấp trên, phối hợp hiệu quả giữa các bộ phận, tuân thủ các quy định của doanh nghiệp, chú tâm đến an toàn lao động và bảo quản tài sản doanh nghiệp;

– Nhân viên tự ý bỏ việc thì phải thanh toán chi phí đào tạo cho Doanh nghiệp (nếu có);

– Bồi thường vi phạm vật chất: Theo quy định nội bộ của Doanh nghiệp và quy định của pháp luật hiện hành;

– Có trách nhiệm đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công việc, giảm thiểu các rủi ro. Khuyến khích các đóng góp này được thực hiện bằng văn bản.

2. Quyền lợi:

– Nhận lương như Điều 2, theo định kỳ phát lương chung của nhân viên Doanh nghiệp.

– Hình thức trả lương : Tiền mặt/Chuyển khoản/ATM.

– Được cấp phát dụng cụ làm việc theo quy định.

– Được trang bị bảo hộ lao động: (Nếu có – Ghi cụ thể số lượng, chủng loại, chất lượng và thời hạn sử dụng của từng loại trang bị bảo hộ lao động theo quy định của người sử dụng lao động. )

– Được ký hợp đồng lao động trong trường hợp thử việc đạt yêu cầu.

– Được quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường.

Điều 6. Nghĩa vụ và quyền của người sử dụng lao động

1. Nghĩa vụ :

– Thanh toán lương đầy đủ và đúng hạn;

– Tiếp tục đào tạo, tạo điều kiện cho nhân viên làm tốt công việc và hòa nhập tốt vào môi trường làm việc;

– Ký hợp đồng lao động và có các chế độ đãi ngộ hợp lý với người làm việc hiệu quả.

2. Quyền:

– Điều động, luân chuyển, đào tạo, khen thưởng, kỷ luật hoặc chấm dứt thử việc;

– Yêu cầu làm tốt và hiệu quả công việc;

– Yêu cầu bảo mật thông tin;

– Yêu cầu bồi thường chi phí đào tạo trong trường hợp người lao động đã được đào tạo nhưng từ chối tiếp tục làm việc mà không có lí do chính đáng.

Điều 7. Điều khoản thi hành

Hợp đồng này được lập thành 02 bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 01 bản và có hiệu lực kể từ ngày ký.

NGƯỜI LAO ĐỘNG

(Ký, ghi rõ họ tên)

……..

NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

(Ký, ghi rõ họ tên)

……..

Mẫu hợp đồng thử việc:


2. Căn cứ pháp lý

Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc được quy định tại Khoản 2 Điều 24 Bộ luật Lao động 2019.

4.7/5 - (99 bình chọn)

 
® 2024 LawFirm.Vn - Thông tin do LawFirm.Vn cung cấp không thay thế cho tư vấn pháp lý. Nếu bạn yêu cầu bất kỳ thông tin nào, bạn có thể nhận được cuộc gọi điện thoại hoặc email từ một trong những Quản lý của chúng tôi. Để biết thêm thông tin, vui lòng xem chính sách bảo mật, điều khoản sử dụng, chính sách cookie và tuyên bố miễn trừ trách nhiệm của chúng tôi.
Có thể bạn cũng thích
Để lại phản hồi

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công khai.