Ly thân là gì? Thủ tục ly thân và những điều cần lưu ý

0 249

Ly thân là khái niệm không còn xa lạ đối với các cá nhân và hộ gia đình Việt Nam trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể giải đáp được ly thân là gì, ly thân khác gì so với ly hôn và các thủ tục cần thiết được tiến hành khi muốn ly thân,…


1. Ly thân là gì?

Hiện nay, trong tất cả các văn bản pháp luật về hôn nhân và gia đình không có khái niệm ly thân. Đây chỉ là cách gọi thông thường và là sự hiểu nhầm của các cặp vợ chồng.

Theo đó, ly thân được hiểu là việc hai vợ chồng không sống chung với nhau khi quan hệ tình cảm có rạn nứt nhưng chưa thực hiện các thủ tục ly hôn.


2. Ly thân có làm chấm dứt quan hệ hôn nhân?

Theo quy định tại khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình, quan hệ vợ chồng chỉ chấm dứt bằng bản án hoặc quyết định của Toà án khi thực hiện thủ tục ly hôn (theo yêu cầu của một bên hoặc do hai bên thoả thuận với nhau).

Do đó, ly thân không phải sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ hôn nhân hợp pháp. Đây chỉ là trạng thái mà hai vợ chồng không còn sống chung với nhau nữa khi không còn tình cảm vợ chồng và chưa thực hiện thủ tục ly hôn theo quy định tại Toà án cơ thẩm quyền.

Đồng nghĩa, ly thân không phải ly hôn và không được pháp luật công nhận. Do đó, hai vợ chồng dù ly thân thì quan hệ hôn nhân và gia đình vẫn còn tồn tại, hai người vẫn là vợ, chồng hợp pháp và có đầy đủ quyền cũng như phải thực hiện mọi nghĩa vụ giữa vợ và chồng.

Hình minh họa. Ly thân là gì? Thủ tục ly thân và những điều cần lưu ý

3. Quyền, nghĩa vụ vợ chồng khi ly thân

Do ly thân không làm chấm dứt quan hệ vợ chồng nên mọi quyền và nghĩa vụ khi vợ chồng ly thân vẫn phải được đảm bảo như khi hai người chưa ly thân.


4. Ly thân có được yêu cầu cấp dưỡng nuôi con?

Nghĩa vụ cấp dưỡng là nghĩa vụ được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột với cháu ruột; giữa vợ và chồng.

Việc yêu cầu cấp dưỡng chỉ xảy ra giữa cha, mẹ và con trong trường hợp:

– Cha mẹ không sống chung với con;

– Sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.

Đồng thời, cha mẹ chỉ phải cấp dưỡng cho con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi sống bản thân.

Do đó, khi không sống chung với con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì cha, mẹ phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Chỉ cần cha, mẹ không sống chung với con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình thì đều phải cấp dưỡng nên dù ly hôn hay ly thân thì chỉ cần không sống cùng con đều phải thực hiện cấp dưỡng trong các trường hợp trên.

Khi đó, việc cấp dưỡng có thể thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần với mức cấp dưỡng do hai bên thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế. Nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

4.9/5 - (94 bình chọn)

 
® 2024 LawFirm.Vn - Thông tin do LawFirm.Vn cung cấp không thay thế cho tư vấn pháp lý. Nếu bạn yêu cầu bất kỳ thông tin nào, bạn có thể nhận được cuộc gọi điện thoại hoặc email từ một trong những Quản lý của chúng tôi. Để biết thêm thông tin, vui lòng xem chính sách bảo mật, điều khoản sử dụng, chính sách cookie và tuyên bố miễn trừ trách nhiệm của chúng tôi.
Có thể bạn quan tâm
Để lại câu trả lời

Trường "Địa chỉ email" của bạn sẽ không được công khai.

ZaloFacebookMailMap