1. Định nghĩa
Lãnh thổ là thuật ngữ có nguồn gốc từ tiếng La tinh “Terra” có nghĩa là đất đai, Trái Đất. Lãnh thổ là một trong các yếu tố cơ bản cấu thành nên quốc gia vì đó là môi trường tự nhiên, là cơ sở vật chất cho sự tồn tại của từng quốc gia trong cộng đồng quốc tế.
Trong quan hệ giữa các quốc gia, lãnh thổ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi lãnh thổ là cơ sở để duy trì ranh giới quyền lực nhà nước đối với một cộng đồng dân cư nhất định, đồng thời tạo dựng và duy trì một trật tự pháp lý quốc tế hoà bình và ổn định trong quan hệ giao lưu quốc tế.
Trong luật quốc tế, các quy định pháp lý về lãnh thổ chủ yếu điều chỉnh việc xây dựng quy chế pháp lý của các loại lãnh thổ, xác định chủ quyền và việc thực hiện chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ, giải quyết hệ quả của thực thi chủ quyền lãnh thổ như phân định lãnh thổ, giải quyết tranh chấp về lãnh thổ…
Tựu trung lại, trong luật quốc tế hiện đại, lãnh thổ được xác định là toàn bộ Trái Đất, bao gồm các bộ phận cấu thành là vùng đất, vùng nước, vùng trời, vùng lòng đất và kể cả khoảng không vũ trụ.
2. Các loại lãnh thổ
Về phương diện tự nhiên, lãnh thổ không có ranh giới phân chia vùng, miền nhưng về pháp lý quốc tế, có sự phân biệt các loại lãnh thổ với quy chế pháp lý khác nhau.
2.1. Lãnh thổ quốc gia
Lãnh thổ quốc gia là các bộ phận lãnh thổ thuộc chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối hay riêng biệt của một quốc gia, tại đó, quốc gia duy trì giới hạn quyền lực nhà nước đối với cộng đồng dân cư nhất định. Lãnh thổ quốc gia là toàn vẹn và bất khả xâm phạm dựa trên quy chế pháp lý về lãnh thổ quốc gia do quốc gia tự xác định, phù hợp với luật quốc tế.
2.2. Lãnh thổ quốc tế
Lãnh thổ quốc tế là những bộ phận lãnh thổ được sử dụng chung cho cả cộng đồng quốc tế như biển quốc tế, vùng trời trên vùng đặc quyền kinh tế, vùng trời quốc tế, vùng đáy biển quốc tế, khoảng không vũ trụ (kể cả Mặt Trăng và các hành tinh) và châu Nam Cực.
Đối với lãnh thổ quốc tế, tất cả các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế đều có quyền bình đẳng sử dụng vào mục đích hoà bình và phát triển. Nguyên tắc chung có ý nghĩa là cơ sở cho việc sử dụng các bộ phận lãnh thổ quốc tế được ghi nhận tại các ngành luật của hệ thống luật quốc tế như Nguyên tắc tự do biển cả (trong Luật biển quốc tế; Nguyên tắc tự do bay trong vùng trời quốc tế (trong Luật hàng không quốc tế; Nguyên tắc vùng và di sản trên vùng là di sản chung của nhân loại; Nguyên tắc tự do nghiên cứu và sử dụng khoảng không vũ trụ, hay còn được gọi là Nguyên tắc không thiết lập chủ quyền quốc gia đối với khoả (trong Luật vũ trụ quốc tế)… Như vậy, tính chất sở hữu quốc tế không chấp nhận việc bất cứ một quốc gia nào xác lập chủ quyền hoặc quyền chủ quyền của mình đối với bất kỳ một bộ phận nào của lãnh thổ quốc tế.
2.3. Lãnh thổ có quy chế hỗn hợp
Lãnh thổ có quy chế hỗn hợp là loại lãnh thổ mà tại đó các quốc gia không có chủ quyền lãnh thổ riêng biệt nhưng có các quyền chủ quyền hoặc quyền tài phán như đối với vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa.
Lãnh thổ có quy chế hỗn hợp kluông phải là lãnh thổ quốc tế và cũng không phải là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia nhưng đa sự tiếp liên về lãnốt thổ mà luật quốc tế quy định cho quốc gia tiếp liền có các quyề% chủ quyền hoặc quyền tài phán đối với các vùng lãnh thổ này. Bên cạnh đó, quyền của các chủ thể khác cũng được thừa nhận và duy trì. Quy chế pháp lý của loại lãnh thổ này được xác định hỗn hợp thêu cá luật quốc tế (Luật Tiến quốc tế và luật quốc gia.
2.4. Lãnh thổ quốc gia sử dụng quốc tế
Lãnh hổ quốc gia sử dụng quốc tế là những bộ phận của lãnh thổ quốc gia nhưng do sự đặc thù về vị trí địa lý chính trị, kinh tế... của những vùng lãnh thổ này mà quy chế pháp lý của chúng được quốc tế hoá một phần nhằm phục vụ cho lợi ích của đoàn thể cộng đồng quốc tế, bao gồm kênh quốc tế, sông quốc tế, có biển quốc tế
2.4.1. Kênh quốc tế
Kênh quốc tế là một đường giao thông nhân tạo được đào trêà hãnh thổ của một cốc gia để nối hai bộ phận của các vùng biển tự do (biểu quốc tế hoặc vùng đặc quyền kinh tế như kênh XuyÊ được đào qua Ai Cập nối giữa Địa Trung Hải và Biển Đỏ, kênh PallaTa đào trên lãnh thổ của Panama nối liền Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. kênh Ken của fức nối giữa biển Bantích và Biển Bắc.
Quy chế pháp lý của kênhi quốc tế khẳng định chủ quyền lãnh thổ của quốc gia có kênh (Ai Cập đối với kênh Xuy Ê, Đức đối với kênh Ken, Panama đối với kênh Panama…), đồng thời xác định quy chế đi lại của kênh được quốc tế hoá thông qua phương thức thoả thuận giữa các quốc gia để đảm bảo
quyền tự do đi lại của mọi tàu thuyền trên kênh (thể hiện qua các điều ước quốc tế quy định về quy chế pháp lý của các kênh này như Công ước Constantinop về kênh Xuy , Hiệp ước Vécxây về kênh Ken…).
2.4.2. Sông quốc tế
Sông quốc tế là sông nằm trên lãnh thổ của nhiều quốc gia, có thể là sông chảy kế tiếp từ quốc gia này sang quốc gia khác (sông kế tiếp) hoặc có thể là sông để xác định biên giới (sông biên giới) và có quy chế sông quốc tế.
Sông quốc tế thuộc chủ quyền lãnh thổ của quốc gia có sông nhưng vì sông có lợi ích chung cho nhiều quốc gia nên quy chế pháp lý của sông được quốc tế hoá một phần. Quy chế pháp lý sông quốc tế điều chỉnh những nội dung chủ yếu sau:
– Chế độ qua lại trên sông quốc tế của tàu thuyền, theo nguyên tắc chung, do các nước ven sông quy định. Tàu thuyền của các nước ven sông có quyền ipso facto (quyền thủy vận đương nhiên trên các đoạn sông nằm ở nước khác, phù hợp với điều kiện đã được các nước ven sông thoả thuận đồng ý. Tàu thuyền của các nước khác tuy không có quyền ipso facto nhưng được hưởng quyền tự do đi lại trên sông quốc tế theo các điều ước tương ứng. Tàu quân sự, hải quan, cảnh sát của nước ven sông có quyền đỗ lại trong giới hạn đường biên giới, ngoài giới hạn này phải có sự đồng ý của nước hữu quan.
– Vấn đề sử dụng nguồn nước sông quốc tế: Các nước ven sông có quyền bình đẳng trong việc sử dụng nguồn nước của Sông quốc tế vào mục đích công nghiệp, kinh tế như xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện, nuôi cá… Về công trình thủy lợi, thuỷ điện theo quy tắc Henrinki 1966 và Công ước Giơnevơ 1923 thì các quốc gia ở lưu vực sông có quyền sử dụng hợp lý và đúng đắn các lượng nước đã được phân định giữa các nước ven sông, tránh gây ô nhiễm hoặc thiệt hại cho nước ven bờ khác. Các mâu thuẫn phát sinh từ việc sử dụng này giải quyết qua điều ước quốc tế hữu quan.