1. Hỏi cung bị can là gì?
Hỏi cung bị can là hoạt động điều tra được áp dụng phổ biến nhất trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Hỏi cung bị can là việc Cơ quan điều tra sử dụng các biện pháp, chiến thuật điều tra theo trình tự, thủ tục mà luật tố tụng hình sự quy định để thu thập chứng cứ từ lời khai của bị can.
Đây là biện pháp điều tra khá phức tạp và khó khăn bởi lẽ, đối tượng hỏi cung là những người đã bị khởi tố bị can trong một số trường hợp đã bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế tố tụng hình sự. Bên cạnh đó, hỏi cung bị can là biện pháp nhằm thu thập chứng cứ từ trong nhận thức của bị can về các tình tiết của vụ án đã xảy ra trong quá khứ. Chính vì vậy, biện pháp hỏi cung bị can phải được thực hiện bằng các chiến thuật hỏi cung bao gồm: tổng hợp các tri thức về tâm lý, kinh nghiệm, pháp luật. Bên cạnh đó hỏi cung bị can luôn gặp phải sự thiếu hợp tác, khai báo gian dối để che giấu sự thật của vụ án nhằm trốn tránh trách nhiệm hình sự.
Hỏi cung bị can có mục đích thu thập chứng cứ từ lời khai của bị can về các tình tiết của vụ án mà họ bị tình nghi thực hiện, đồng thời thu thập các chứng cứ có ý nghĩa cho việc giải quyết các vấn đề khác của vụ án hình sự.
2. Quy định về hỏi cung bị can
Dưới góc độ pháp luật tố tụng hình sự, biện pháp hỏi cung bị can phải được tiến hành theo trình tự, thủ tục luật định. Trước hết, khi thực hiện biện pháp điều tra hỏi cung, Điều tra viên phải tuân thủ các nguyên tắc của hỏi cung bị can nhằm tìm kiếm sự thật của vụ án từ lời khai bị can, đồng thời bảo đảm quyền con người của bị can trong tố tụng hình sự. Ngoài các nguyên tắc chung như khách quan, toàn diện, đẩy đủ cẩn phải nhấn mạnh các nguyên tắc sau:
Thứ nhất, bảo đảm pháp chế trong quá trình hỏi cung bị can. Nguyên tắc này đòi hỏi chỉ được tiến hành hỏi cung bị can sau khi đã có quyết định khởi tố bị can. Hoạt động hỏi cung bị can phải được tiến hành bởi người có thẩm quyền như Điều tra viên, Kiểm sát viên và tuân thủ đúng trình tự, thủ tục hỏi cung bị can mà pháp luật tố tụng hình sự quy định. Bên cạnh đó, trong quá trình hỏi cung bị can, Điều tra viên, Kiểm sát viên phải bảo đảm cho bị can thực hiện các quyền của mình theo luật định.
Thứ hai, nghiêm cấm bức cung, dùng nhục hình đối với bị can. Trong quá trình hỏi cung bị can, Điều tra viên, Kiểm sát viên không được dùng các thủ đoạn thô bạo, dồn ép, đe dọa, uy hiếp, khủng bố về tinh thần buộc bị can phải khai theo ý muốn của Điều tra viên, Kiểm sát viên; không được dùng các hình thức có tính chất tra tấn trực tiếp hoặc gián tiếp gây đau đớn về thể xác và tinh thần cho bị can. Bức cung, dùng nhục hình là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, xâm phạm đến quyền con người của bị can đồng thời làm cho chứng cứ từ lời khai bị can không chính xác, khách quan và hợp pháp, ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan của vụ án.
Hỏi cung bị can được tiến hành ở hai phương diện:
Về chiến thuật: Để thực hiện biện pháp hỏi cung bị can, Điều tra viên, Kiểm sát viên phải có bước chuẩn bị về mặt chiến thuật như nghiên cứu hồ sơ vụ án, nhân thân bị can, xác định mục đích của việc hỏi cung nhằm thu thập chứng cứ gì để làm rõ vấn đề gì. Điều tra viên, Kiểm sát viên phải lập kế hoạch hỏi cung cụ thể và khoa học, trong đó, xác định các vấn đề cần làm rõ trong quá trình hỏi cung bị can; dự kiến các câu hỏi đưa ra để hỏi cung; dự kiến chiến thuật hỏi cung phù hợp với từng vụ án, từng bị can; lựa chọn thời gian, địa điểm, các phương tiện kỹ thuật phục vụ việc hỏi cung, dự kiến các trường hợp có thể xảy ra trong quá trình hỏi cung bị can. Trong quá trình hỏi cung, Điều tra viên, Kiểm sát viên cần xác lập sự giao tiếp tâm lý phù hợp để hỏi cung và tiến hành hỏi cung theo kế hoạch đã đặt ra.
Về thủ tục: Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định chặt chẽ thẩm quyền, trình tự, thủ tục hỏi cung bị can. Về thẩm quyền được hỏi cung bị can bao gồm: Điều tra viên, cán bộ điều tra, Kiểm sát viên hỏi cung bị can trong trường hợp bị can kêu oan, khiếu nại hoạt động điểu tra hoặc có căn cứ xác định việc điều tra vi phạm pháp luật hoặc trong trường hợp khác khi xét thấy cần thiết. Trong một số trường hợp, người bào chữa cũng có thể được hỏi bị can trong quá trình hỏi cung.
Về trình tự hỏi cung bị can: việc hỏi cung bị can phải được bắt đẩu bằng thủ tục triệu tập bị can bằng giấy triệu tập bị can. Thủ tục triệu tập bị can phải được thực hiện đúng theo quy định tại Điều 182 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Pháp luật quy định thủ tục triệu tập bị can chặt chẽ nhằm bảo vệ quyền của bị can, đồng thời cũng là cơ sở pháp lý để xác định nghĩa vụ và trách nhiệm của bị can. Việc hỏi cung bị can có thể được tiến hành tại các địa điểm khác nhau như trụ sở Cơ quan điều tra, tại cơ sở giam giữ, tại hiện trường, cũng có thể tại nơi ở của bị can. Để bảo đảm có được lời khai chính xác và bảo vệ quyền con người của bị can, pháp luật quy định không được hỏi cung vào ban đêm (từ 22 giờ đến 06 giờ sáng). Trường hợp không thể trì hoãn được thì được phép hỏi cung vào ban đêm và phải ghi rõ lý do trong biên bản hỏi cung. Các trường hợp không thể trì hoãn được có thể là: cẩn hỏi cung để truy bắt ngay đổng phạm, cần truy tìm dấu vết của vụ án nếu chậm trễ sẽ bị tiêu hủy, bị can chủ động xin được khai báo ngay, sức khỏe của bị can đang trong tình trạng nghiêm trọng.
Trước khi hỏi cung bị can, nếu là lần hỏi cung đầu tiên, Điều tra viên phải giải thích các quyền, nghĩa vụ của bị can. Trong trường hợp có người đại diện hợp pháp, người phiên dịch hoặc người bào chữa, Điều tra viên phải giải thích quyền, nghĩa vụ của những người này.
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, việc hỏi cung bị can tại cơ sở giam giữ hoặc tại trụ sở Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh. Đây là quy định rất tiến bộ nhằm minh bạch hoạt động hỏi cung bị can nói riêng và hoạt động điều tra nói chung với mục đích hoạt động hỏi cung bị can bảo đảm tính khách quan, chống bức cung, nhục hình, vi phạm pháp luật trong quá trình hỏi cung bị can, đồng thời cũng là nguồn chứng cứ quan trọng cho việc giải quyết vụ án hình sự. Trình thự, thủ tục ghi âm, ghi hình có âm thanh hỏi cung bị can được cụ thể hóa trong Ihông tư liên tịch số 03/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC- BQP ngày 01/02/2018 của Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Quốc phòng. Cụ thể, Thông tư này quy định: trình tự, thủ tục thực hiện ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can hoặc lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội; bảo quản, lưu trữ kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can hoặc lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội; sử dụng kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can hoặc lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội trong giai đoạn điều tra, truy tố; sử dụng kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can hoặc lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội trong giai đoạn xét xử.
Trong quá trình hỏi cung, Điều tra viên đặt các câu hỏi. Bị can có quyền trả lời hoặc trình bày các tình tiết mình biết về vụ án. Bị can cũng có thể tự viết lời khai của mình. Nếu có nhiều bị can thì phải hỏi cung riêng từng người, không để họ tiếp xúc với nhau.
Hình thức thể hiện của biện pháp hỏi cung là bằng biên bản hỏi cung bị can, bản ghi chứa dữ liệu ghi âm, ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can. Đối với hình thức bằng biên bản, pháp luật yêu cầu biên bản hỏi cung phải bảo đảm các yêu cầu về hình thức của biên bản theo quy định tại Điều 178 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Về nội dung, biên bản hỏi cung phải ghi chính xác, khách quan, đầy đủ các câu hỏi, câu trả lời của bị can. Sau khi hỏi cung, Điều tra viên phải đọc lại biên bản cho bị can nghe hoặc để họ tự đọc để xác nhận lời khai của họ là đúng sự thật.
Xem thêm: Bị can là gì? Quyền và nghĩa vụ của bị can theo quy định