Hình phạt tước một số quyền công dân áp dụng khi nào?

0 121.201

1. Hình phạt là gì?

Theo quy định tại Điều 30 Bộ luật Hình sự 2015hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó.


2. Các quyền cơ bản của công dân Việt Nam

Các quyền cơ bản của công dân Việt Nam được quy định từ Điều 19 đến Điều 43 Hiến pháp 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cụ thể:

– Quyền được sống;

– Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được bảo vệ sức khỏe, danh dự, nhân phẩm;

– Quyền bất khả xâm phạm đời sống riêng tư, được bảo vệ danh dự, uy tín;

– Quyền có nơi ở hợp pháp, bất khả xâm phạm về nơi ở;

– Quyền tự do đi lại, cư trú;

– Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo;

– Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí;

– Quyền được bình đẳng về giới tính;

– Quyền bầu cử, ứng cử, tham gia quản lý nhà nước, biểu quyết khi trưng cầu dân ý;

– Quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm;

– Quyền được bảo đảm an sinh xã hội;

– Quyền được làm việc;

– Một số quyền khác của công dân Việt Nam:

+ Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập;

+ Mọi người có quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động đó;

+ Mọi người có quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa;

+ Công dân có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp;

+ Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường…

Hình minh họa. Hình phạt tước một số quyền công dân áp dụng khi nào?

3. Hình phạt tước một số quyền công dân áp dụng khi nào?

Hình phạt tước một số quyền công dân được quy định tại Điều 44 Bộ luật Hình sự 2015, theo đó: Công dân Việt Nam bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác trong những trường hợp do Bộ luật này quy định, thì bị tước một hoặc một số quyền công dân sau đây:

– Quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước;

– Quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.

Có thể thấy những nội dung bị tước này chỉ có thể ảnh hưởng đến những người bị kết án có mong muốn vào làm, phục vụ cơ quan nhà nước và lực lượng vũ trang. Quy định này hoàn toàn không ảnh hưởng đến những người bị kết án không có nguyện vọng làm trong cơ quan nhà nước.

Hình phạt tước một số quyền công dân được áp dụng đối với công dân Việt Nam. Người phạm tội theo quy định trong Bộ Luật hình sự bao gồm cả người và pháp nhân thương mại, trong đó người bao gồm cả người Việt Nam, người nước ngoài, người không quốc tịch. Tuy nhiên phạm vi áp dụng hình phạt bổ sung này chỉ là công dân Việt Nam vì những quyền bị tước theo quy định thì những đối tượng còn lại đã đương nhiên không có.

Thời hạn tước một số quyền công dân là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.


4. Tải file Bình luận Bộ luật Hình sự 2015 (hợp nhất năm 2017) – Phần chung

Tải về: Bình luận Bộ luật Hình sự 2015 (hợp nhất năm 2017) – Phần chung

4.8/5 - (97 bình chọn)

 
® 2024 LawFirm.Vn - Thông tin do LawFirm.Vn cung cấp không thay thế cho tư vấn pháp lý. Nếu bạn yêu cầu bất kỳ thông tin nào, bạn có thể nhận được cuộc gọi điện thoại hoặc email từ một trong những Quản lý của chúng tôi. Để biết thêm thông tin, vui lòng xem chính sách bảo mật, điều khoản sử dụng, chính sách cookie và tuyên bố miễn trừ trách nhiệm của chúng tôi.
Có thể bạn quan tâm
Để lại câu trả lời

Trường "Địa chỉ email" của bạn sẽ không được công khai.

ZaloFacebookMailMap