Hiệp định về các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật (SPS)
Hiệp định về các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật (Sanitary and Phyto-Sanitary, SPS) gồm 14 điều và ba phụ lục. Hiệp định SPS đề ra mục tiêu là phải cung ứng cho người tiêu dùng các sản phẩm lương thực thực phẩm hết sức an toàn, theo những tiêu chuẩn thích hợp.
Điều khoản đáng chú ý nhất của Hiệp định GPS là Điều 2 chỉ cho phép sử dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ trong chừng mực cần thiết để bảo vệ sức khoẻ của con người và các loài động thực vật dựa trên những nguyên tắc, cơ sở, và chứng minh khoa học. Các thành viên WTO được khuyến khích áp dụng các tiêu chuẩn, quy định hoặc khuyến nghị quốc tế sẵn có1. Tuy nhiên, trong Điều 3 của Hiệp định GPS khuyến khích mỗi thành viên có thể đưa ra tiêu chuẩn vệ sinh và kiểm dịch động thực vật riêng cho mình2 cao hơn tiêu chuẩn quốc tế nhưng lại có cơ sở khoa học.
Tuy các nước có quyền lại dụng các tiêu chuẩn khác nhau. nhưng thiếu nước xuất khẩu chứng minh được vàng các biệt) pháp mà nước này áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu có cùng mức độ bảo vệ vệ sinh dịch tễ với nước nhập khẩu, thì nước nhập khẩu về nguyên tắc phải chấp nhận tiêu chuan và phương pháp nước xuất khẩu áp dụng.
Hiệp định còn có các điều khoản về thủ tục kiểm tra, giám định và công nhận độ an toàn. Điều 5, khoản 7 của Hiệp định SPS cho phép các nước đưa ra biện pháp “phòng ngừa” tạm thời dựa trên nguyên tắc phòng ngừa an toàn là trên hết trong trường hợp vẫn chưa tìm ra căn cứ khoa học và thực hiện phân tích nguy cơ dịch bệnh để bảo vệ cuộc sống và sức khoẻ của con người, động, thực vật. Điều 6 quy định các biên pháp SPS phải được áp dụng thích ứng với đặc thù của khu vực xuất ra sản phẩm và khu vực sản phẩm được đưa đến. Xác định khu vực không có sâu bệnh hoặc it sâu bệnh phải dựa trên các yếu tố địa lý, hệ sinh thái, giám sát dịch bệnh và phải tính đến cả hiệu quả của công tác kinh tra vệ sinh động, thực vật, Khi công bố các khu vực không sâu bệnh hoặc ít sâu bệnh, các nước phải cung cấp bằng chứng cần thiết để chứng minh cho nhận định trên. Các nước thành viên nhập khẩu được tiếp cận để thanh tra, thử nghiệm và tiến hành các thủ tục liên quan khác.
Các nước cũng có quyền áp dụng các phương pháp kiểm hoá khác nhau đối với các sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu. Vì vậy, Hiệp định vêu cầu chính phủ các thành viên phải thông báo trước những quy định mới hoặc được sửa đổi về vệ sinh dịch tễ mà nước mình sẽ áp dụng và phải thiết lập một cơ sở thông tin quốc gia. Điều 7 và phụ lục B yêu cầu các thành viên phải minh bạch chính sách bằng cách thông báo những thay đổi và cung cấp thông tin về SPS thông qua cơ quan có trách nhiệm thông báo và điểm hỏi đáp quốc gia của mỗi thành viên. Điều 8 và phụ lục C ghi rõ các thủ tục kiểm tra, thanh tra và chấp nhận không được gây chậm trễ và đối xử không kém phần thuận lợi giữa sản phẩm nhập khẩu với sản phẩm tương tự trong nước,
Tuy nhiên, các quy định trong Hiệp định SPS không được gây ra các hành vi phân biệt đối xử tùy tiện hoặc vô căn cứ giữa các quốc gia có điều kiện giống hệt nhau hoặc tương tự như nhau. Hiệp định cũng không được được đưa ra những quy định vệ sinh dịch tễ quá chặt chẽ làm cái cớ để bảo hộ các nhà sản xuất trong nước. Hiệp định này được xem là hiệp định bổ sung cho Hiệp định TBT trong lĩnh vực thương mại hàng nông sản.
—-
(1) Các tiêu chuẩn quốc tế về vệ sinh dịch tễ đã được (i) Uỷ ban hỗn hợp của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc và Tổ chức Y tế thế giới (FAO/WHO) đưa ra áp dụng cho lương thực; (ii) Tổ chức thế giới về sức khoẻ động vật (đây là cơ quan quốc tế về bệnh dịch động vật) đưa ra áp dụng cho sức khoẻ động vật; (iii) Ban Thư ký Công ước quốc tế về bảo vệ các loại thực vật đưa ra áp dụng cho việc bảo tồn các loạ: thực vật; và (iv) chính phủ các nước có thể bổ sung vào danh sách này tất cả những tổ chức hay hiệp định quốc tế khác mà tất cả các thành viên của WTO đều có thể tham gia.
(2) Hiện nay Việt Nam đã xây dựng được năm tiêu chuẩn quốc gia trong chế biến thịt và gần 60 tiêu chun ngành về kiểm tra vi khuẩn, các chất tồn dư độc hại trong các sản phẩm động vật và hai quy trình chẩn đoán bệnh Cơ quan vệ sinh an toàn thực phẩm đã xây dựng được hệ thống tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm dựa trên nguyên tắc và hướng dẫn của CODEX, Việt Nam cũng đã xây dựng được gần 800 tiêu chuẩn quốc gia về nông sản thực phẩm các loại, trong đó có gần 400 tiêu chuẩn quốc gia theo tiêu chuẩn ISO, CODEX và các tổ chức quốc tế chuyên ngành khác như JEFCA, ST, SEV. Cơ quan bảo vệ thực vật Việt Nam đã xây dựng được 11 tiêu chuẩn quốc gia trên tổng số 27 tiêu chuẩn quốc tế về kiểm dịch thực vật và các quy định khác do IPPC ban hành Xây dựng tiêu chuẩn ngành về hướng dẫn phân tích nguy cơ dịch bệnh theo đúng tiêu chuẩn quốc tế. Xây dựng các cơ sở dữ liệu về kiểm dịch thực vật để phục vụ cho việc phân tích nguy cơ dịch hại, nhất là danh mục và đánh giá nguy cơ dịch hại trên từng đối tượng cây trồng theo đúng các tiêu chuẩn quốc tế.