Hiệp định Nông nghiệp (Agreement of Agriculture, AOA)

0

Những hiệp định của Vòng đàm phán Urugoay (URAS) đã được các nước thành viên WTO phê chuẩn và hiện này đang trong quá trình thực hiện. Tuy vậy, các cuộc thương lượng tiếp theo về Hiệp định Nông nghiệp (Agreement of Agriculture) của Vòng đàm phán Urugoay mãi tới năm 2001 mới được nối lại trong vòng đàm phán Doha. Mục tiêu xuyên suốt của vòng đàm phán này là sự phát triển để góp phần giảm khoảng cách giàu nghèo. Vì vậy, Vòng Đàm phán Doha (bắt đầu từ tháng 11-2001 và dự kiến sẽ kết thúc vào cuối năm 2005) đã cam kết dành cho các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước chậm phát triển tỷ lệ gia tăng tương ứng trong tổng mức tăng trưởng của thương mại toàn cầu thì hợp với nhu cầu phát triển của họ. Tuy nhiên, quá trình đám phán đã nảy sinh ra nhiều mâu thuẫn, chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp giữa các nước phát triển (đại diện là Mỹ, Canada, Nhật Bản và EU) và đang phát triển (đại diện là G-20) nên đã có sự trì trệ. Do vậy, hiện nay Vòng đàm phán Doha đang đi vào bế tắc bởi nông nghiệp được xem là lĩnh vực nhạy cảm mà các nước thành viên luôn duy trì mức bảo hộ chặt chẽ và cao. 


1. Scần thiết phải đưa nông nghiệp o khuôn khcủa GATT/WTO 

Từ ngày thành lập GATT-1947, nông nghiệp là một trong lĩnh vực làm giảm tính pháp lý của GATT bởi trong khoảng gần nửa thế kỷ những nguyên tắc của GATT đã không được áp dụng trong lĩnh vực nông nghiệp. Lĩnh vực này được đối xử như một trường hợp ngoại lệ, cũng giống như lĩnh vực hàng dệt may mặc đã được áp dụng những nguyên tắc không phù hợp với GATT. Các vấn đề liên quan đến buôn bán sản phẩm nông nghiệp thường những vấn đề gây tranh cãi gay gắt trong khuôn khổ của GATT làm cho các cuộc thương lượng vào thập kỷ 80 của thế kỷ XX đã bị o dài Vòng đàm phán Urugoay đã không được kết thúc như dự định. Hơn nữa, trước Vòng đàm phán Urugoay, các vòng đàm phán thuộc khuôn khổ của GATT đã bỏ qua các vấn đề thuộc lĩnh vực nông nghiệp. Việc gắn và đề nóng nghiệp vào Vòng đàm phán Urugoay đã gây ra nhiều tranh cãi, chủ yếu giữa các nước phát triển. Còn các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước đang phát triển xuất khẩu hàng nông sản, thì sự tranh cãi trên là rất dễ hiểu, bởi nông sản là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của các nước này, chiếm tới 70% số người làm nông nghiệp trên thế giới, trong khi đó nông sản lại chỉ chiếm 1/10 giá trị buôn bán trên thế giới do sự trợ cấp nông sản của các nước công nghiệp phát triển làm cho giá nông sản xuống rất thấp.

Một câu hỏi lớn đặt ra là tại sao vấn đề nông nghiệp lại gây tranh cãi nhiều và lâu vậy? Nông nghiệp là một trong những lĩnh vực được bảo hộ trong hệ thống thương mại quốc tế hơn 100 năm tăng trưởng của nền kinh tế hiện đại. Thực tế, lịch sử hiện đại đề cập sự tăng trưởng kinh tế thời kỳ công nghiệp và hậu công nghiệp, và nền kinh tế này được đặc trưng bởi việc tăng cường bảo hộ lĩnh vực nông nghiệp cho dù GATT đã hình thành và là một công cụ nhằm giảm thuế quan trong lĩnh vực thương mại quốc tế. 

Trước những năm 1950, khi các nước phát triển hiện nay những nước nông nghiệp thu nhập thấp, họ đánh thuế nhập khẩu hàng nông nghiệp rất cao so với các hàng hóa khác. Nhưng sau đó, thu nhập quốc dân tính theo đầu người tăng cùng với quá trình công nghiệp hoá, chính sách nông nghiệp dần được thay đổi từ hưởng tiêu cực sang tích cực nhằm giúp đỡ các nhà sản xuất nông sản. Do sản xuất ngày càng được chính phủ trợ cấp nên sản xuất lương thực ngày càng tăng tới mức vào những m 1970, các nước châu Âu từ những nước 12ha nhập khẩu đã trở thành những nước xuất khu lương thụ Sản xuất trong nước dán đến sự d/ thưa trong những thập kỷ 70, 80 của thế kỷ XX. 

Nhằm khắc phục sự dư thừa trên, chính phủ các nước dã tiến hành trợ cấp xuất khẩu. Để duy trì khả năng cạnh tranh và bảo hộ thị trường xuất khẩu của mình, Mỹ cũng buộc phải tiên hành trợ cấp xuất khẩu. Vì vậy, giá hàng nông sản đã giảm xuống mức thấp nhất vào năm 1987 (giá thực tế). Chính sách nói trên là cái giá rất đắt đối với những người dân phải nộp thuế của Mỹ và châu Âu. Ngoài ra, các chi phí lớn khác đã ảnh hưởng tới kinh tế các nước xuất khẩu hàng nông sản khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Cố gắng nhằm bảo hộ ngành sản xuất nông nghiệp khỏi việc nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp trên với giá thấp, các nước đang phát triển phải áp dụng các biện pháp thu thuế hết sức phức tạp, quotas và các biện pháp thu thuế khác tại biên giới. Thêm vào đó, xuất khẩu hàng nông sản của họ đã bị ảnh hưởng bởi giá rất thấp trên thị trường thế giới. 

Nhằm chống lại sự bóp méo giá cả trên thị trường nông sản thế giới, ngay từ khi bắt đầu Vòng đàm phán Urugoay, một số nước cho rằng tình hình trợ cấp trên không thể đưc tiếp diễn và vấn đề nông nghiệp cần phải được đưa vào trong khuôn khổ của vòng đàm phán. Thực tế thời hạn kết thúc Vòng đàm phán Urugoay đã bị kéo dài trong nhiều năm bởi sự bất động: các nước trong lĩnh vực huôn bán hàng nông sản Nếu không giải quyết được sự tác động lấy thi Vòng đàm phán Urugoay không thể kết thúc một cách thắng lợi. 

Khó khăn trong quá trình đạt được Hiệp định da phương về nông nghiệp cần được hiểu trong tương quan của những nhóm nước khác nhau xuất phát từ lợi ích của mỗi nước. Hai nước lớn co mâu thuẫn gay gắt là Mỹ và Pháp. Tuy vậy, có sự tiến bộ ở nhóm các nước khác, chẳng hạn như các nước xuất khẩu lượng thực các nước nhóm CAIRNS – do Ôxtrâylia đứng đầu. Cho đến gần cuối Vòng đàm phán Urugoay. một nhóm các nước đang phát triển phụ thuộc hoàn toàn vào việc nhập khẩu lương thực từ bên ngoài đã được hình thành, nhóm nước này lo ngại việc thông qua một giải pháp liên quan đến trợ cấp nông nghiệp có thể dẫn đến việc gia tăng chi phí cho nhập khẩu lương thực, vì vậy họ đã thành lập một nhóm riêng nhằm phối hợp hình thành thị trường chung. 

Các nước đang phát triển khu vực châu Á – Thái Bình Dương ngày càng quan tâm đến kết quả của lòng thương lượng Urugoay kéo dài tám năm, do nó gắn liền với lợi ích của họ, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp. Nông nghiệp có vai trò chiến lược trong quá trình phát triển kinh tế của họ, là nguồn tích luỹ nội địa và cung cấp nguồn lao động cân thiết cho quá trình công nghiệp hoá. Hơn nữa, mức tăng dân số cao ở một số nước gây sức ép đối với sản xuất nông sản trong nước, đồng thời làm tăng sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu lương thực. Chính vì vậy, các nước đang phát triển thuộc khu vực cháu Á – Thái Bình Dương đã liên kết với nhóm các nước xuất khẩu nông sản (các nước thuộc nhóm CAIRNS) và các nước có thu nhập thấp phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu lương thực. 

Ngoài những thôn trước k ro, còn một nhóm nước phát triển có lợi ích co in rằng nhau trong việc chuy trì bảo hộ cao tại thị trường nội tin của họ như các nước thuộc Khu vực Thương mại tự do Châu Âu (EFTA), Nhật Bản, Hàn Quốc, và các nước thành viên EU.

Hình minh họa. Hiệp định Nông nghiệp (Agreement of Agriculture, AOA)

2. Nội dung Hip định Nông nghiệp (AOA) 

Xét lịch sử lâu dài về chính sách bảo hộ mậu dịch trong nông nghiệp ở các nước công nghiệp phát triển. thì chỉ cần mức bảo hộ đứng yên tại chỗ đã có thể được xem như là một tiến bộ trong tiến trình tự do hoá thương mại trong sản xuất nông sản rồi. Do vậy, kết quả Vòng đàm phán Urugoay trong nông nghiệp đã được xem như một thành tựu chính, nó sẽ đem lại sự ổn định và tính minh bạch ngày càng tăng trên thị trường nông sản thế giới. 

Hiệp định Nông nghiệp phi được thực hiện chủ yếu trong thời gian từ năm 1995 đến năm 2006 đối với các nước phát triển, nhưng đối với các nước đang plat triển thì thời gian để thực hiện không phải là sáu năm na là 10 năm và mức độ cải cách đòi hỏi ít hơn, tức là tới nạn 2004, Hiệp định này nhằm cải cách thương mại quốc tế đối với hàng nông sản, đưa ra cách thức buôn bán nông sản công bằng, bình đẳng và góp phần củng cố vai trò của thị trường bằng cách yêu cầu các nước phải chấp nhận hai điều kiện: (1) Giảm trợ cấp bao gồm cả trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp sản xuất; (ii) Tăng mức độ mở cửa thị trường (tăng mức độ tiếp cận của thị trường). 

2.1 Lộ trình cắt giảm trợ cấp cho hàng nông sản

Hiệp định Nông nghiệp cho phép các chính phủ được hỗ trợ khu vực nông nghiệp nông thôn, nhưng nên bằng những biện pháp ít tác động tới cạnh tranh. Hiệp định cũng tỏ ra mềm dẻo đối với việc triển khai các cam kết, Các nước đang phát triển không bị buộc phải giảm trợ cấp hoặc giam thuế quan như mức đối với các nước phát triển và lại có thêm thời gian để thực hiện các cam kết của mình. Còn các nước kém phát triển hoàn toàn không bị ràng buộc gì. Hiệp đinh có một số điều khoản đặc biệt quy định lợi ích của các nước bị buộc phải nhập khẩu lương thực thiết yếu, và có đề cập những quan tâm của các nước kém phát triển. Hiệp định đã đề ra mức trợ cấp cụ thể cả về giá trị và khối lượng xuất khẩu, mức giảm trợ cáp và bảo hộ đối với sản phẩm nông nghiệp của các nưc khác nhau.

Bảng. Các mục tiêu cụ thể của Hiệp định AOA 

Chỉ số Các nước phát triển (1995 – 200) Các nước đang phát triển (1995 – 2004)
Thuế quan:    
a. Mức giảm trung bình đối với tất cả sản phẩm nông nghiệp -36% -24%
b. Mức giảm tối thiểu đối với mỗi sản phẩm -15% -10%
Trợ cấp xuất khẩu: giảm tổng mức hỗ trợ đối với toàn bộ ngành nông nghiệp -20% -13%
Trợ cấp xuất khẩu:    
Giá trị trợ cấp -36% -24%
Khối lượng trợ cấp -21% -14%

2.1.1. Cắt giam trợ cấp xuất khu hàng nông sản 

Về nguyên tắc, WTC) nghiêm cấm mọi hình thức trợ cấp xuat khau. Trong trường hợp nước nào có trợ cấp xuất kháu thì phải kê khai và cam kết cắt gian, tức là các nước: sẽ buộc phải giảm đồng thời mức trợ cấp và khối lượng hàng hoá xuất khẩu được trợ cấp. Hiệp định quy định một số biện pháp tự vệ nhằm ngăn ngừa tình trạng nhập khẩu nông sản quá mức gây thiệt hại đáng kể cho sản xuất trong nước. Các biện pháp đó là quyền tự vệ đặc biệt dành cho một số hàng nông sản nhạy cảm sau khi loại bỏ các hàng rào phi thuế.

Hiệp định Nông nghiệp cấm các loại trợ cấp mới, nhưng những trợ cấp hiện đang áp dụng cần được tiếp tục, chính điều này là sự khác biệt cơ bản về thương mại giữa hàng nông sản và hàng công nghiệp trong GATT. Sự khác biệt này bắt nguồn từ những năm 50 khi mà Mỹ đòi được quyền miễn tạm thời trách nhiệm đối với việc cấm trợ cấp cho xuất khẩu hàng nông sản. Theo Hiệp định AOA, các nước phát triển phải giảm trợ cấp xuất khẩu 36% trong sáu năm từ 1995 trên cơ sở thời kỳ 1986 – 1990, trong khi các nước đang phát triển phải giảm 24% trong vòng 10 năm (từ tháng 1-1995 đến tháng 1-2005). 

Đối với một số sản phẩm cơ bản, việc cắt giảm trợ cấp xuất khẩu chỉ giới hạn về khối lượng (21% đối với các nước phát triển, 14% đối với các nước đang phát triển). Đó là vì giá danh nghĩa hàng nông sản trên thị trường thế giới có thể sẽ tăng cao hơn trong thời kỳ 1986 – 1990 (đây là thời gian có mức giá thấp nhất)’. Việc giảm trợ cấp đã được thỏa thuận sẽ có ý nghĩa đáng kể trong thương mại thế giới, đặc biệt là đối với các sản phẩm nông nghiệp được trợ cấp nhiều như lúa mì, ngũ cốc dùng cho chăn nuôi gia súc, thịt, sản phẩm nông nghiệp khô và đường (phần lớn là các sản phẩm vùng khí hậu ôn đới). 

Hiệp định cũng quy định rõ những ưu đãi đặc biệt và khác biệt (Special and Distintc, S&D) dành cho các nước đang và kém phát triển trong mỗi nội dung trên, S&D chủ yếu thể hiện ở mức độ cắt giảm thấp hơn với thời gian thực hiện dài hơn so với các nước phát triển. Các nước kém phát triển thường không bị đòi hỏi phải cắt giảm loại trợ cấp này. 

2.1.2. Cắt giam trợ cấp sản xuất cho các chủ trang trại 

Do đặc thù của ngành nông nghiệp là phụ thuộc rất nhiều vào khí hậu, thời tiết, điều kiện tự nhiên (đất, nước), đặc tính sinh học (năng suất, mùa vụ, mau hỏng, khó bảo quản) và các yếu tố cảnh quan môi trường, do đó việc hỗ trợ cho nông nghiệp là cần thiết. Hiệp định quy định mức độ sử dụng các chính sách hỗ trợ dựa trên các tiêu chí rằng liệu chính sách đó có bóp méo thương mại hàng nông sản hay không. Tất cả các nước được phép áp dụng những loại chính sách hỗ tự trong thước mà không học ít có tác động bóp méo thương mại (nhóm trợ cả hộp xinh, (Box). Trợ cấp trong nhóm này tương đối đa dạng, bao gồm trợ cấp cho hoạt động R&D, đào tạo, khuyến nông, xây dựng kết cấu hạ tầng cho ngành nông nghiệp, kiểm soát dịch bệnh vật nuôi và cây trồng, dự trữ an ninh lương thực quốc gia, các khoản hỗ trợ giảm nhẹ thiên tai, trợ giúp các vùng khó khăn, vv… 

Đối với những chính sách hỗ trợ có tác dụng can thiệp thị trường và gây tác động bóp méo thị trường, gọi là nhóm hỗ trợ hộp đỏ (Amber Box). các nước sẽ phải cam kết cắt giảm nếu vượt quá mức tối thiểu. Mức tối thiểu được quy định  bằng giá trị sản lượng của sản phẩm được hỗ trợ đối với các nước phát triển và bằng 10% giá trị sản lượng của sản phần được hỗ trợ đối với các nước đang phát triển. 

Hiệp định cũng quy định một số ưu đãi đặc biệt và khác biệt dành cho các nước đang phát triển trong vấn đề này là được phép áp dụng một số chính sách hỗ trợ nhằm mục đích khuyến khích phát triển sản xuất gọi là “Chương trình phát triển”. Trợ cấp loại này là trợ cấp đầu tư, trợ cấp đầu vào cho người nghèo, có thu nhập thấp hoặc cho nông dân ở các vùng khó khăn và hỗ trợ cho nông dân ở những vùng chuyển đổi cây thuốc phiện sang cây khác. 

Một trong những nội dung quan trọng của Hiệp định là tổng mức trợ cấp sản xuất – AMS (Total Aggregate Measurement of Support) – dành cho các chủ trang trại của các nước phát triển sẽ phải giảm 20% vào năm 1999 dựa trên cơ sở của thời kỳ 1986 – 1988 và giảm 13% vào năm 2004 đối với các nước đang phát triển (Bảng 3.1). Do hạn chế về ngân sách, các nước đang phát triển sử dụng các biện pháp trợ cấp trong nước ít hơn so với các nước phát triển, vì vậy lợi ích chủ yếu của các nước đang phát triển về văn đề trên chi mang tính gián tiếp). Điều này rất dễ hiểu bởi các nước phát trien giảm trợ cấp sẽ làm cho giá các mặt hàng nông sản trên thị trường thế giới tăng lên nhanh chóng. Yêu cầu đối với các nước phát triển giảm trợ cấp ở mức vừa phải bởi vấn đề trợ cấp nói trên đã được bắt đầu từ cuối những năm 1980 đầu những năm 1990. 

Tuy vậy, bởi các cam kết giảm trợ cấp được áp dụng trên cơ sở tổng thể mà không dựa trên cơ sở từng sản phẩm cụ thể đã cho phép các nước duy trì mức độ trợ cấp và bảo hộ rất cao đối với một số sản phẩm rất nhạy cảm, và cuối cùng còn có rất nhiều hình thức trợ cấp không cần thiết phải đề cập khi tính toán AMS. Chính điều đó đã tạo ra nhiều kẽ hở trong Hiệp định. Những hình thức trợ cấp quan trọng là việc trợ cấp trực tiếp theo chương trình mở rộng sản xuất, nghiên cứu nông nghiệp, kiểm soát bệnh dịch, chương trình trợ giúp khu vực, chương trình trợ cấp liên quan đến môi trường. Đến Vòng đàm phán Doha, việc thương lượng về nông nghiệp lại được nối lại, tuy nhiên, đến nay vẫn đang bế tắc do chính vấn đề cắt giảm trợ cấp này. 

2.2. Tăng mức độ mở cửa thị trường 

Vấn đề thứ ba của Hiệp định liên quan đến nguyên tắc mới đối với mở cửa thị trường nông nghiệp là chỉ áp dụng thuế quan đối với việc nhập khẩu hàng nông sản, tức là “thuế quan hóa các biện pháp phi thuế quan” (tariffication). Trước Vòng đàm phán Urugoay, việc nhập khẩu hàng nông sản bị hạn chế bởi các hạn ngạch và các biện pháp phi thuế quan khác. Thuế quan cho phép đảm bảo một mức bảo hộ tương dương: tức là nếu biện pháp phi thuế quan (hạn ngạch) trước đấy làm tăng 75% giá hàng hóa. thì thuế suất mới áp dụng có thể lên đến 75%. Van đề này được tiến hành theo hai bước: (i) các hàng rào phi thuế quan sẽ bị loại bỏ và chuyển thành thuế quan. Những biện pháp phi thuế quan thường là hạn chế về khối lượng, sự tùy tiện cấp giấy phép nhập khẩu, các loại phí và lệ phí khác nhau: (ii) thuế quan cần phải giảm như đã đề cập. Nếu có sự gia tăng về khối lượng nhập khẩu hoặc giảm sút về giá cả trên thị trường thế giới so với thời kỳ 1986 1988 thì những biện pháp tự vệ sẽ được áp dụng để bảo vệ thị trường nội địa khỏi sự nhập khẩu quá mức 

Cho đến nay, quy mô giảm thuế quan vẫn còn rất khiêm tốn. Nguyên nhân chính là ngay cả vic cắt giảm thuế quan 36% đối với các nước phát triển và 24% đối với các nước đang phát triển thì đó cũng là việc cắt giảm không dựa trên cơ sở bình quân của từng sản phẩm, như vậy hiệu quả sẽ ít hơn so với mức thuế tương đương của thời kỳ 1986 – 1988. Các công trình nghiên cứu gần đây cho thấy nếu một quốc gia với ba sản phẩm phải chịu thuế, ba mặt hàng nhậy cảm với mức thuê 100% và một mặt hàng với mức thuế 4%, giảm mức thuế 100% xuống còn 85% (15% là mức giảm tối thiểu đối với các nước phát triển) và loại bỏ 4% (100%) sẽ cho kết quả của việc cắt giảm bình quân tương đương 36,25%, điều này hoàn toàn đáp ứng yêu cầu giảm không trên cơ sở quận bình là 36% và mức tối thiểu là 15%. Điều đó cho phép những sản phẩm nhạy cảm được bảo hộ rất cao. 

Hơn nữa, mức thuế trần mà các nước đã cam kết sẽ giảm. trong nhiều trường hợp, cao hơn rất nhiều so với thời kỳ 1986 – 1988. Liên minh châu Âu (EU) là một ví dụ điển hình. Vào cuối những năm 1980, EU đã đặt ra mức thuế tranh cao hơn mức thuế tư 11g Cương (so với khi bảo vệ bằng hạn ngạcho là 60% đối với Mỹ mức này là 45%. Điều này được biết đến như một biện pháp thuế quan không lành mạnh. Trong tình hình thuê quận hoà không lành mạnh được áp dụng tại các quốc phát trên, các nước đang phát triển cũng triển khai như vậy. Một số các nước đang phát triển khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã đưa ra mức thuế trần đối với hàng nông sản nhập khẩu ở mức cao hơn 50%. và một số nước cao hơn 150%, tức là cao hơn mức thuế tương đương thời kỳ 1986 – 1988, ket quả là thuế quan thực tế năm 1999 cũng là những biện pháp bảo hộ không kém các biện pháp phi quan thuế vào đâu những năm 1990, đặc biệt đối với lúa mì là sản phẩm nhập khẩu cơ bản đối với nhiều nước đang phát triển, Ấn Độ đưa ra mức thuế quan cao hơn với ngũ cốc dùng cho gia súc, Bănglađét đưa ra mức thuế trán thống nhất là 200%, trong khi đó mức thuế trung bình của Pakistan dao động từ 150% đến 200%. 

Việc đưa ra mức thuế trần cao như vậy đã tạo ra sự linh | hoạt do mức thuế thực tè thấp hơn mức thuê đã cam kết và để điều chỉnh nhằm mục đích ổn định giá trong thị trường nội địa giống như biện pháp mà EU đã từng áp dụng trước đây thông qua một hệ thống các loại thuế khác nhau và trợ cấp nhập, xuất khẩu. Mức độ dao động của giá sản phẩm nông nghiệp thế giới do quá trình thuế quan hoá các biện pháp phi thuế quan mang lại sẽ ít hơn so với sự với bảo hộ bảng hạn ngạch. Điều này tạo thêm khả năng thâm nhập thị trường cho các nước xuất khẩu hàng nông sản đang phát triển khu vực châu Á – Thái Bình Dương. 

Hiệp định cũng đưa ra khái niệm mới, đó là hạn ngạch thuế quan (tariff quota): Đối với một lượng hàng hóa nhập khẩu trong hạn ngạch thì thuế quan được áp dụng dụng thấp hơn. Còn đối với lượng hàng hóa nhập khầu vượt quá hạn ngạch thì thuế quan áp dụng sẽ cao hơn (thậm chí đôi khi còn cao hơn rất nhiều). Ví dụ, hàng hóa nhập khẩu trong giới hạn hạt ngạch. cho đến 1.0(1) tán, được thưởng thuế suất nhập khẩu là 10%. Lượng hàng nhập khẩu ngoài hạn ngạch phải chịu thuỷ suất 80%. Theo Hiệp định Nông nghiệp, giới hạn hạn ngạch ở mức 1.000 tàn được tính toán dựa trên lượng | hàng nhập khau trong giai đoạn cơ sở hoặc dựa trên mức độ mở cửa tối thiểu đã được thương lượng. 

Mở cửa ở mức độ tối thiểu đạt được thông qua hạn ngạch thuế quan tương đương với 3% mức tiêu thụ trong thị trường nội địa, lấy năm 1986 – 1988 làm cơ sở và tăng lên 5% vào cuối nản 2000 đối với các nước phát triển và 4% vào cuối năm 2004 cho các nước đang phát triển. Như vậy, mức thuế quan tháp sẽ áp dụng cho việc nhập khẩu khối lượng hàng hóa được giới hạn bởi hạn ngạch. Trong khi đó, mức thuế cao hơn, do kết quả của việc thuế quan hoa các biện pháp phi thuế quan, sẽ được áp dụng cho các loại hàng hóa nằm ngoài phạm vi của hạn ngạch nói trên. Chính điều này đã mở ra những cơ hội xuất khẩu đáng kể cho các nước thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương bởi tất cả các nước sẽ phải nhập khẩu một khối lượng sản phẩm nào đó tương đương với việc cam kết mở cửa thị trường là những sản phẩm đó năm trong danh mục bị hạn chế nhập khẩu.

Những cam kết mới về thuế quan và hạn ngạch thuế quan được áp dụng cho tất cả các sản phẩm nông nghiệp và bắt đầu có hiệu lực từ năm 1995. Các nước tham gia Vòng đàm phán Urugoay đã thỏa thuận rằng các nước phát triển giam trung bình 36% thuế. Đối với trường hợp sử dụng hạn ngạch thuế quan, thì phải giảm mức thuế cao nhất đánh vào lượng hàng hóa vượt quá hạn ngạch và chia đều trong sáu năm. Các nuỚC đang phát triển sẽ giảm 24% thuế trong 10 năm. Các nước kém phát triển không phải cam kết giảm thuế.


3 Kết luận

Kết quả chủ yếu của Hiệp định Nông nghiệp là đã đưa lĩnh vực này vào trong khuôn khổ của WTO và cho đến nay, các nước thành viên mới đạt được một số kết quả khiêm tốn. Việc tiếp tục giảm những trở ngại liên quan đến mở cửa thị trường hy vọng sẽ đạt được vào thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, sau khi WTO hoàn tất vòng đàm phán Doha. Tuy nhiên, Hiệp định Nông nghiệp sẽ có những tác động không đồng đều tới các nước đang phát triển: 

Thứ nhất, tại các nước đang phát triển, đặc biệt các nước có lợi thế về nông nghiệp và xuất khẩu nông sản, khả năng cạnh tranh của các chủ nông trại sẽ được tăng cường nếu như mức tăng giá lương thực trên thị trường thế giới sẽ được chuyển cho thị trường sản xuất nông sản trong nước. Các nước đang phát triển năng động hướng vào xuất khẩu có thể hy vọng vào những lợi thế của việc mở cửa thị trường rộng lớn hơn thông qua việc giảm thuế quan đối với các sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới. 

Thứ hai, tại những nước đang phải nhập khẩu lương thực với giá rẻ được trợ cấp nay lại phải nhập khẩu lương thực với giá cao sẽ gây cho họ những khó khăn, và họ cần được giúp đỡ để giúp họ thanh toán các khoản nhập khẩu lương thực đắt đỏ trong giai đoạn trước mắt, sau đó họ cần giúp đỡ để phát triển sản xuất lương thực phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu; 

Thứ ba, một số nước đang phát triển khác sẽ bị thiệt hại do mất đi những ưu đãi về thuế quan mà các hiệp định buôn bán khác có ưu đãi dành cho họ, ví dụ như Hiệt định 1,5m của EU với các nước AC). Sự trợ giúp tài chính, kỹ thuật sẽ được tập trung nhằm bồi thường những thiệt hại do kết quả của việc thực Hiệp định AOA gây ra cho các nước này, đặc 

biệt cho các nước mà họ có thể không giành được những lợi ích trong các lĩnh vực khác, chẳng hạn như trong lĩnh vực hàng dệt và may mặc.

4.6/5 - (100 bình chọn)

 
® 2024 LawFirm.Vn - Thông tin do LawFirm.Vn cung cấp không thay thế cho tư vấn pháp lý. Nếu bạn yêu cầu bất kỳ thông tin nào, bạn có thể nhận được cuộc gọi điện thoại hoặc email từ một trong những Quản lý của chúng tôi. Để biết thêm thông tin, vui lòng xem chính sách bảo mật, điều khoản sử dụng, chính sách cookie và tuyên bố miễn trừ trách nhiệm của chúng tôi.
Có thể bạn quan tâm
Để lại câu trả lời

Trường "Địa chỉ email" của bạn sẽ không được công khai.