Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm của Bộ Công thương
Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm (sau đây gọi tắt là ATTP) của Bộ Công thương gồm những mặt hàng gì? Quy trình cấp Giấy chứng nhận ATTP của Bộ Công thương ra sao? Cùng Hi Luật tìm hiểu qua bài viết sau đây.
1. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP của Bộ Công thương
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 43/2018/TT-BCT, Bộ Công thương có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đối với:
– Cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm có công suất thiết kế: (*)
+ Rượu: Từ 03 triệu lít sản phẩm/năm trở lên;
+ Bia: Từ 50 triệu lít sản phẩm/năm trở lên;
+ Nước giải khát: Từ 20 triệu lít sản phẩm/năm trở lên;
+ Sữa chế biến: Từ 20 triệu lít sản phẩm/năm trở lên;
+ Dầu thực vật: Từ 50 ngàn tấn sản phẩm/năm trở lên;
+ Bánh kẹo: Từ 20 ngàn tấn sản phẩm/năm trở lên;
+ Bột và tinh bột: Từ 100 ngàn tấn sản phẩm/năm trở lên;
– Chuỗi cơ sở kinh doanh thực phẩm (trừ chuỗi siêu thị mini và chuỗi cửa hàng tiện lợi có diện tích tương đương siêu thị mini theo quy định của pháp luật); Cơ sở bán buôn thực phẩm (bao gồm cả thực phẩm tổng hợp) trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
– Cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh tại cùng một địa điểm có công suất thiết kế theo quy định tại (*).
– Cơ sở kinh doanh thực phẩm quy định tại điểm b khoản này và có sản xuất thực phẩm với công suất thiết kế nhỏ hơn quy định tại (*).
– Cơ sở sản xuất, kinh doanh nhiều loại sản phẩm thuộc quy định tại khoản 8 và khoản 10 Điều 36 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ có quy mô sản xuất sản phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương tại (*).