Đối tượng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là gì?

0

Các quan hệ bảo đảm bao giờ cũng nhằm bảo đảm cho một nghĩa vụ nhất định. Bởi vậy, đối với một nghĩa vụ có bảo đảm bao giờ cũng tồn tại hai quan hệ pháp luật: Quan hệ nghĩa vụ chính và quan hệ bảo đảm cho quan hệ nghĩa vụ chính được thực hiện. Chẳng hạn, vay có bảo đảm bằng cầm cố tài sản thì quan hệ vay là nghĩa vụ chính, cầm cố tài sản là quan hệ bảo đảm.

Trong sự liên quan giữa các chủ thể tham gia quan hệ nghĩa vụ, bên có nghĩa vụ phải làm sao để đảm bảo lòng tin cho bên có quyền rằng nghĩa vụ sẽ được thực hiện? Cái mà bên có quyền có thể đặt lòng tin vào đó có thể là một tài sản, việc thực hiện một công việc hoặc uy tín.

Nếu cái mà các bên thông qua nó để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ chỉ là tài sản thì đối tượng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được gọi là “tài sản bảo đảm” (Điều 295 Bộ luật Dân sự năm 2015). Tuy nhiên, quy định của luật thực định cho thấy trong một số trường hợp nhất định, các bên có thể thỏa thuận về một đối tượng khác để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ dân sự và do đó, thuật ngữ tài sản bảo đảm sẽ không lột tả hết nội hàm của đối tượng bảo đảm, bởi vì đối tượng của giao dịch bảo đảm có thể là uy tín (tín chấp), cam kết bảo lãnh)

Như vậy, đối tượng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ có thể là một trong các loại sau đây:


1. Tài sản

Với ý nghĩa là một lượng tài chính dự phòng cho việc thực hiện nghĩa vụ trong trường hợp đến hạn mà nghĩa vụ chính không được thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ. Điều 295 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về tài sản bảo đảm như sau:

1. Tài sản bảo đảm phi thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.

2. Tài sản bảo đảm có thể được tchung, nhưng phải xác định được.

3. Tài sản bảo đảm thể tài sản hiện hoặc tài sản hình thành trong tương lai.

4. Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhhơn gtrnghĩa vụ được bảo đảm”.

Theo quy định trên thì tất cả tài sản đều có thể dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nếu thuộc sở hữu của bên bảo đảm. Ngoài ra, tài sản hình thành trong tương lai cũng có thể dùng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ. Tài sản hình thành trong tương lai tồn tại dưới các dạng sau:

– Tài sản chưa hình thành vào thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm.

– Tài sản đang trong giai đoạn hình thành hoặc đang được tạo lập hợp pháp tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm.

– Tài sản đã hình thành và thuộc đối tượng phải đăng ký quyền sở hữu nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm thì tài sản đó mới được đăng ký theo quy định của pháp luật.

Nếu theo các dạng tài sản hình thành trong tương lai như trên thì quyền sử dụng đất vẫn có thể là tài sản hình thành trong tương lai nhưng không được đưa vào làm đối tượng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự vì pháp luật không cho phép. Ngoài ra, tùy thuộc vào nội dung và tính chất của từng biện pháp bảo đảm mà tài sản hình thành trong tương lai ở một dạng nhất định có thể là đối tượng bảo đảm trong biện pháp bảo đảm này nhưng không thể là đối tượng bảo đảm trong biện pháp bảo đảm khác. Chẳng hạn, tài sản đang trong giai đoạn hình thành hoặc đang được tạo lập hợp pháp tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm có thể là đối tượng của thế chấp nhưng không thể là đối tượng của cầm cố, bởi luật đã quy định bên cầm cố phải giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố và giao dịch cầm cố chỉ có hiệu lực khi các bên đã chuyển giao tài sản cầm cố cho nhau.

Hình minh họa. Đối tượng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là gì?

2. Việc thực hiện công việc

Điều 335 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

“1. Bảo lãnh việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

2. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh”.

Thuật ngữ “sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ” trong điều luật này được hiểu là, bên bảo lãnh phải thực hiện một công việc nhất định vốn là nghĩa vụ của bên được bảo lãnh trước bên nhận bảo lãnh nếu đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng. Công việc mà bên bảo lãnh phải thực hiện trước bên nhận bảo lãnh có thể là việc trả tiền, giấy tờ có giá; chuyển giao vật, chuyển giao quyền (gọi chung là chuyển giao tài sản); hoặc có thể là thực hiện một công việc khác tuỳ thuộc vào nội dung của nghĩa vụ được bảo đảm bằng biện pháp bảo lãnh đó hoặc sự thoả thuận giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh.


3. Uy tín

Điều 344 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Tổ chức cnh trị xã hội tại cơ sở có thể bảo đảm bằng tín chấp cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại ngân hàng hoặc tổ chc n dụng khác đsản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ theo quy định của pháp luật.

Hướng tới việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xóa đói giảm nghèo, bộ luật dân sự quy định về việc các tổ chức chính trị-xã hội tại cơ sở có thể bằng uy tín của tổ chức mình để bảo đảm cho thành viên nghèo của mình vay vốn tại một tổ chức tín dụng để phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Quy định trên cho thấy đối tượng để bảo đảm cho khoản vay trong trường hợp này không phải là tài sản. Các tổ chức chính trị – xã hội tại cơ sở chỉ có trách nhiệm giám sát việc sử dụng vốn vay và bằng uy tín của mình để bảo đảm trước bên cho vay rằng vốn vay sẽ được sử dụng đúng mục đích, bên vay sẽ hoàn trả vốn cùng lãi suất đúng thời hạn. Tuy nhiên, tổ chức bảo đảm không có trách nhiệm trả thay dù bên vay không thể trả nợ khi đến hạn.

Vì lý do trên, ta thấy rằng đối tượng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong trường hợp tín chấp chỉ là uy tín.

Như vậy, có thể khái quát về đối tượng bảo đảm như sau: Đối tượng bảo đảm là cái mà các bên trong quan hệ bảo đảm thông qua nó để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ chính. Đối tượng bảo đảm có thể là tài sản, công việc phải thực hiện, uy tín.

4.7/5 - (100 bình chọn)

 
® 2024 LawFirm.Vn - Thông tin do LawFirm.Vn cung cấp không thay thế cho tư vấn pháp lý. Nếu bạn yêu cầu bất kỳ thông tin nào, bạn có thể nhận được cuộc gọi điện thoại hoặc email từ một trong những Quản lý của chúng tôi. Để biết thêm thông tin, vui lòng xem chính sách bảo mật, điều khoản sử dụng, chính sách cookie và tuyên bố miễn trừ trách nhiệm của chúng tôi.
Có thể bạn quan tâm
Để lại câu trả lời

Trường "Địa chỉ email" của bạn sẽ không được công khai.