Điều kiện kinh doanh bảo hiểm mới nhất

0
Nội dung

    1. Kinh doanh bảo hiểm là gì?

    Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

    Doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định để kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm.


    2. Điều kiện chung để được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm

    Điều kiện:
    1. Tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn phải góp vốn bằng tiền và không được sử dụng vốn vay, vốn ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân khác để tham gia góp vốn;

    2. Tổ chức tham gia góp vốn từ 10% vốn điều lệ trở lên phải hoạt động kinh doanh có lãi trong 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;

    3. Tổ chức tham gia góp vốn hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định phải bảo đảm vốn chủ sở hữu trừ đi vốn pháp định tối thiểu bằng số vốn dự kiến góp;

    4. Trường hợp tổ chức tham gia góp vốn là doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty chứng khoán thì các tổ chức này phải bảo đảm duy trì và đáp ứng các điều kiện an toàn tài chính và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận cho phép tham gia góp vốn theo quy định pháp luật chuyên ngành;

    Quy định về Mức vốn pháp định:
    1. Đối với doanh nghiệp bảo hiểm:

    – Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ:

    + Trường hợp 1: Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ (trừ các trường hợp 2, 3 ) và bảo hiểm sức khỏe: 300 tỷ đồng Việt Nam;

    + Trường hợp 2: Kinh doanh bảo hiểm theo trường hợp 1 và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh: 350 tỷ đồng Việt Nam;

    + Trường hợp 3: Kinh doanh bảo hiểm theo trường hợp 1, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh: 400 tỷ đồng Việt Nam.

    – Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ:

    + Trường hợp 1: Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo hiểm hưu trí) và bảo hiểm sức khỏe: 600 tỷ đồng Việt Nam;

    + Trường hợp 2: Kinh doanh bảo hiểm theo trường hợp 1 và bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo hiểm hưu trí: 800 tỷ đồng Việt Nam;

    + Trường hợp 3: Kinh doanh bảo hiểm theo trường hợp 1, bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm hưu trí: 1.000 tỷ đồng Việt Nam.

    – Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe: 300 tỷ đồng Việt Nam.

    2. Đối với chi nhánh nước ngoài

    + Trường hợp 1: Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ (trừ các trường hợp 2, 3) và bảo hiểm sức khỏe: 200 tỷ đồng Việt Nam;

    + Trường hợp 2: Kinh doanh bảo hiểm tại trường hợp 1 và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh: 250 tỷ đồng Việt Nam;

    + Trường hợp 3: Kinh doanh bảo hiểm tại trường hợp 1, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh: 300 tỷ đồng Việt Nam.

    Doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập và hoạt động theo một trong các loại hình sau:

    – Công ty TNHH bảo hiểm;

    – Công ty Cổ phần bảo hiểm;

    Ngoài ra, việc thành lập và hoạt động kinh doanh bảo hiểm có thể được thực hiện theo một trong hai loại hình sau:

    – Hợp tác xã bảo hiểm;

    – Tổ chức bảo hiểm tương hỗ;

    5/5 - (95 bình chọn)

     
    ® 2024 LawFirm.Vn - Thông tin do LawFirm.Vn cung cấp không thay thế cho tư vấn pháp lý. Nếu bạn yêu cầu bất kỳ thông tin nào, bạn có thể nhận được cuộc gọi điện thoại hoặc email từ một trong những Quản lý của chúng tôi. Để biết thêm thông tin, vui lòng xem chính sách bảo mật, điều khoản sử dụng, chính sách cookie và tuyên bố miễn trừ trách nhiệm của chúng tôi.
    Có thể bạn quan tâm
    Để lại câu trả lời

    Trường "Địa chỉ email" của bạn sẽ không được công khai.

    ZaloFacebookMail