1. Người tiến hành tố tụng
Theo Điều 415 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định: “Người tiến hành tố tụng đối với vụ án có người dưới 18 tuổi phải là người đã được đào tạo hoặc có kinh nghiệm điều tra, truy tố, xét xử vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi, có hiểu biết cẩn thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người dưới 18 tuổi”.
Quy định nêu trên được hướng dẫn chi tiết tại Điều 5 của Thông tư liên tịch số 06/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP- BLĐTBXH ngày 21/12/2018 về việc phối hợp thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi, cụ thể như sau:
Thứ nhất, Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Thẩm phán khi được phân công tiến hành tố tụng đối với vụ án có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi phải có ít nhất một trong các điều kiện sau đây:
– Có kinh nghiệm khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi;
– Đã được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng giải quyết các vụ án hình sự có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi;
– Đã được đào tạo, tập huấn, bổi dưỡng về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người dưới 18 tuổi.
Thứ hai, Hội thẩm tham gia Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi phải có người là giáo viên, cán bộ Đoàn thanh niên Cộng sản Hổ Chí Minh hoặc người có kinh nghiệm, hiểu biết tâm lý người dưới 18 tuổi.
Người có kinh nghiệm, hiểu biết tâm lý người dưới 18 tuổi là người có thâm niên công tác trong lĩnh vực tư pháp, quản lý, đào tạo, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục người dưới 18 tuổi; người được đào tạo về giáo dục thanh, thiếu niên, nhi đổng hoặc những người khác có kinh nghiệm, hiểu biết tâm lý người dưới 18 tuổi.
Việc Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định những người tiến hành tố tụng đối với người dưới 18 tuổi phải có các tiêu chuẩn nêu trên là cần thiết. Bởi lẽ, người dưới 18 tuổi phạm tội luôn là nạn nhân, nạn nhân của môi trường thiếu sự chăm sóc, giáo dục, nạn nhân của sự nghèo đói, sự thiếu cơ hội được học hành, nạn nhân của sự thiếu hiểu biết pháp luật, nạn nhân của sự lạm dụng trẻ em để thực hiện các hành vi phi pháp. Hành vi phạm tội của người dưới 18 tuổi, phần lớn là nằm ngoài ý muốn chủ quan của họ. Trong nhiều trường hợp, các hành vi này bị chi phối bởi sự thôi thúc của xung năng, của bạn bè, của sự thất vọng, sự tức giận, chống đối, mặc cảm, của sự bồng bột… Cho nên, người dưới 18 tuổi cần được giúp đỡ để lấy lại bình tĩnh, đánh giá mình một cách khách quan, nhìn nhận và chấp nhận hiện thực, khám phá những kinh nghiệm vốn có, những điểm mạnh của cá nhân, từ đó giúp các em trở nên mạnh mẽ, tự tin hơn và đưa ra được sự lựa chọn tốt nhất trong bất kỳ hoàn cảnh nào mà họ gặp phải trong cuộc sống. Để làm được điểu này, chúng ta phải tôn trọng, chú ý lắng nghe và cảm thông với các em và bảo đảm các quyền ưu tiên của trẻ. Việc quy định người tiến hành tố tụng đối với vụ án có người dưới 18 tuổi phải là người đã được đào tạo hoặc có kinh nghiệm điều tra, truy tố, xét xử là xuất phát từ những đặc điểm tâm, sinh lý của người dưới 18 tuổi, nếu đội ngũ những người tiến hành tố tụng là những người có kiến thức chuyên môn về tâm, sinh lý lứa tuổi thì sẽ dễ dàng trong việc nắm bắt tâm tư, tình cảm của người dưới 18 tuổi, qua đó giúp người dưới 18 tuổi phạm tội nhận thức được lỗi lẩm, tự giác sửa chữa lỗi lầm để trở lại thành công dân tốt. Đây cũng là những tiêu chí, điều kiện cần thiết để những người tiến hành tố tụng có thể hiểu và có những phương pháp phù hợp khi tiến hành hoạt động điều tra, truy tố, bảo đảm nguyên tắc “ Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội” (khoản 1 Điều 91 Bộ luật Hình sự năm 2015).

2. Việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp áp giải đối với người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ trong trường hợp thật cần thiết và phải bảo đảm các điều kiện sau:
– Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt, tạm giữ, tạm giam về tội phạm quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật Hình sự năm 2015 nếu có căn cứ quy định tại các điều 110, 111 và 112, các điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 119 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
– Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt, tạm giữ, tạm giam về tội nghiêm trọng do cố ý, tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng nếu có căn cứ quy định tại các điều 110,111 và 112, các điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 119 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
– Đối với bị can, bị cáo từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội nghiêm trọng do vô ý, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật Hình sự quy định hình phạt tù đến 02 năm tù thì có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam nếu họ tiếp tục phạm tội, bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã.
Nếu xét thấy việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người dưới 18 tuổi không cần thiết, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể ra quyết định giao người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi cho người đại diện của họ giám sát để bảo đảm sự có mặt của họ khi có giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người được giao nhiệm vụ giám sát có nghĩa vụ giám sát chặt chẽ người dưới 18 tuổi, theo dõi tư cách, đạo đức và giáo dục người đó.
3. Việc điều tra, truy tố
Hoạt động điều tra, truy tố đối với người dưới 18 tuổi là một hoạt động tố tụng rất khó khăn và cần sự cẩn trọng đối với những người tiến hành tố tụng. Để đạt hiệu quả trong điều tra mà cụ thể là hoạt động lấy lời khai của người dưới 18 tuổi cần phải có sự có mặt của cha, mẹ, người đại diện, thầy giáo, cô giáo, đại diện của nhà trường… của họ tham dự. Theo quy định tại Điều 420 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Người đại diện của người dưới 18 tuổi, thầy giáo, cô giáo, đại diện của nhà trường, đoàn thanh niên, tổ chức khác nơi người dưới 18 tuổi học tập, lao động và sinh hoạt có quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng theo quyết định của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án.
Người đại diện của người dưới 18 tuổi được tham gia lấy lời khai, hỏi cung người dưới 18 tuổi; đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu, khiếu nại, tố cáo đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu liên quan đến việc buộc tội người dưới 18 tuổi trong hồ sơ vụ án sau khi kết thúc điều tra.
4. Việc xét xử
Theo khoản 1 Điểu 423 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Điểu 6 Thông tư số 02/2018/TT-TANDTC, thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án phải có một Hội thẩm là giáo viên hoặc cán bộ Đoàn thanh niên hoặc người có kinh nghiệm, hiểu biết tâm lý người dưới 18 tuổi. Quy định này nhấn mạnh sự cần thiết phải có sự tham gia xét xử của những người có những hiểu biết về tâm lý, vể biện pháp quản lý và giáo dục người dưới 18 tuổi. Việc họ tham gia vào Hội đổng xét xử giúp cho Tòa án đưa ra quyết định xử lý người dưới 18 tuổi đúng pháp luật và nâng cao tác dụng giáo dục đối với người dưới 18 tuổi. Giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án mà bị cáo là người dưới 18 tuổi vẫn tuân theo quy định chung về thủ tục tố tụng.
Tại phiên tòa xét xử bị cáo là người dưới 18 tuổi phải có mặt người đại diện của bị cáo, đại diện của nhà trường hoặc tổ chức nơi bị cáo học tập, sinh hoạt. Việc tham gia của đại diện của bị cáo, đại diện của nhà trường hoặc tổ chức sẽ giúp cho Tòa án đưa ra những phán quyết khách quan, toàn diện, đầy đủ và nhất là bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể đặc biệt này.
Việc xét xử các vụ án hình sự có người dưới 18 tuổi nói chung được tiến hành công khai. Trong trường hợp đặc biệt cần bảo vệ bị cáo, bị hại là người dưới 18 tuổi thì Tòa án có thể quyết định xét xử kín. Trong trường hợp vụ án được xét xử kín, Tòa án vẫn phải tuyên án công khai.
Với quan điểm nhất quán trong việc bảo vệ trẻ em, các quy định của pháp luật hình sự đã dành sự quan tâm đặc biệt cho đối tượng trẻ em vi phạm pháp luật, nhất là những trường hợp người dưới 18 tuổi phạm tội. Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội. Tòa án chỉ áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội khi xét thấy các hình phạt và biện pháp giáo dục khác không có tác dụng răn đe, phòng ngừa. Với nguyên tắc truy cứu trách nhiệm hình sự người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào những đặc điểm về nhân thân của họ, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm. Nguyên tắc này của Bộ luật Hình sự thể hiện sự nhân đạo và tạo cơ hội cho những người dưới 18 tuổi được giáo dục, cảm hoá, sửa chữa lỗi lầm.
Bộ luật Hình sự năm 2015 đã quy định rõ ràng, chi tiết hơn các trường hợp tổng hợp hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm nhiều tội tại Điểu 103; đồng thời có sự phân hóa giữa người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi và người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. Việc phân hóa phù hợp với độ tuổi, nhận thức của người phạm tội thể hiện rõ nét tính nhân đạo trong việc xây dựng pháp luật cũng như giúp đỡ cho người phạm tội có cơ hội để sửa chữa sai lầm và tái hòa nhập cộng đồng.
Ngoài ra, Bộ luật Hình sự mới còn bổ sung quy định về Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt (Điều 102) và tha tù trước thời hạn có điều kiện (Điều 106) để cụ thể hóa cũng như tách biệt với trường hợp người thành niên phạm tội, thống nhất với các nguyên tắc trong xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội.
– Về các biện pháp giáo dục. Trước đây, Bộ luật Hình sự năm 1999 chỉ quy định chung chung rằng người chưa thành niên phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự thì sẽ có gia đình hoặc cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục. Bộ luật Hình sự năm 2015 bổ sung một số biện pháp giám sát, giáo dục đối với người dưới 18 tuổi được miễn trách nhiệm hình sự, cụ thể: biện pháp khiển trách (Điều 93); hòa giải tại cộng đồng (Điều 94) và giáo dục tại xã, phường, thị trấn (Điều 95). Đây là những quy định cụ thể nhằm đưa việc giáo dục, nâng cao nhận thức đối với người phạm tội đi vào thực tế và có hiệu quả. Trên cơ sở quy định của Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 cũng bổ sung các quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục đối với người dưới 18 tuổi phạm tội tại các điều từ 426 đến 429 của Bộ luật.
Ngoài ra, Bộ luật Hình sự năm 2015 bỏ đi biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 (do đã có các biện pháp giám sát, giáo dục cụ thể nêu trên) và chỉ giữ lại một biện pháp tư pháp áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, đó là biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng (Điểu 96).
5. Bảo đảm quyền bào chữa của người dưới 18 tuổi phạm tội
Trong những vụ án đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thì việc tham gia của người bào chữa là bắt buộc. Trong trường hợp nếu người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ không mời người bào chữa thì cơ quan tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa cho họ. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải yêu cầu hoặc đề nghị các tổ chức như Đoàn Luật sư phân công tổ chức hành nghề Luật sư cử người bào chữa; Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước cử Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư bào chữa cho người thuộc diện được trợ giúp pháp lý; ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận cử bào chữa viên nhân dân bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình. Trường hợp khi phạm tội, người phạm tội là người dưới 18 tuổi nhưng khi khởi tố, truy tố, xét xử họ đã đủ 18 tuổi thì họ sẽ không thuộc trường hợp nêu trên.
Trường hợp chỉ định người bào chữa theo quy định tại khoản 1 Điều 76 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 mà người bị buộc tội và người đại diện hoặc người thân thích của họ vẫn có quyền yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa. Trong trường hợp từ chối người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng lập biên bản về việc từ chối người bào chữa của người bị buộc tội hoặc người đại diện, người thân thích của người bị buộc tội quy định tại điểm b khoản 1 Điều 76 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và chấm dứt việc chỉ định người bào chữa.