Chỉ số EV/EBITDA là gì? Định giá cổ phiếu bằng EV/EBITDA
1. Chỉ số EV/EBITDA là gì?
EV/EBITDA là một chỉ số tài chính được sử dụng trong định giá doanh nghiệp và phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ số này giúp bạn đánh giá cổ phiếu như một khoản mua lại của doanh nghiệp.
Chỉ số EV/EBITDA còn là phương pháp có thể giúp bạn định giá cổ phiếu khi tham gia vào thị trường chứng khoán. Thường phương pháp này sẽ ít được sử dụng tại thị trường Việt Nam nhưng trên thế giới có rất nhiều nhà đầu tư sử dụng.
1.1. Chỉ số EV là gì?
Chỉ số EV (tiếng Anh: Enterprise Value) được xem là chỉ số thước đo giá trị doanh nghiệp. Thường sử dụng thay thế vốn hóa thị trường trên thị trường cổ phiếu. EV có thể được xem là chi phí cần bỏ ra để mua toàn bộ công ty.
EV = Vốn hóa thị trường + Tổng nợ – Tiền và các khoản tương đương tiền
Trong đó:
– Vốn hóa = Số lượng cổ phiếu đang lưu hành x Giá cổ phiếu hiện tại của công ty đó trên thị trường
– Tổng nợ: Các khoản nợ phải trả có lãi, bao gồm nợ ngắn hạn và dài hạn. Số nợ được điều chỉnh bằng cách trừ đi tiền mặt. Vì theo lý thuyết, khi một công ty được mua lại, bên bị mua có thể sử dụng tiền mặt của công ty mục tiêu để trả một phần nợ giả định. Nếu giá trị thị trường của khoản nợ không xác định, thì giá trị ghi sổ của khoản nợ có thể được sử dụng để thay thế.
Ví dụ:
Tính EV của Nhiệt điện Quảng Ninh – QTP tại thời điểm 31/12/2020
1.2. Chỉ số EBITDA là gì?
Chỉ số EBITDA (tiếng Anh: Earning Before Interest, Taxes, Depreciation and Amortization) là lợi nhuận trước lãi vay, trước thuế và trước khấu hao của một doanh nghiệp. Chỉ số EBITDA sử dụng đánh giá năng lực kinh doanh của doanh nghiệp khi thuế suất bằng 0, không phải chịu lãi vay và cũng không phải chịu chi phí khấu hao.
EBITDA = Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay + Tổng khấu hao
Theo công thức, EBITDA sẽ loại bỏ thêm ảnh hưởng yếu tố chỉ tiêu kế toán và tài chính (khấu hao) gây ra. Vì vậy, chỉ tiêu này sẽ giúp bạn tập trung hơn vào lợi nhuận thực và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó có thể so sánh với các doanh nghiệp khác cùng ngành hoặc giữa các ngành với nhau.
2. Cách tính EV/EBITDA
EV/EBITDA cũng là một chỉ số phổ biến dùng để định giá cổ phiếu. Chỉ số này mang ý nghĩa rằng bạn cần bao nhiêu năm để thu hồi số tiền bỏ ra mua doanh nghiệp hiện đang có mức EBITDA xác định (giả định chỉ số EBITDA không đổi theo các năm).
Công thức tính EV/EBITDA:
EV/EBITDA | = | EV (Giá trị doanh nghiệp) |
EBITDA (Lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao) |
Theo lý thuyết thì EV/EBITDA thấp thể hiện rằng công ty đó đang được định giá thấp so với năng lực hoạt động của nó. Vì thế, các nhà đầu tư tìm kiếm những công ty có EV/EBITDA càng thấp càng tốt.
3. Ưu và nhược điểm của chỉ số EV/EBITDA
3.1. Ưu điểm
– Được sử dụng rộng rãi với những nhà đầu tư chuyên nghiệp
– Hoạt động tốt nhằm định giá ở những doanh nghiệp ổn định, có chi phí vốn thấp
– Có giá trị so sánh khá tốt ở các loại hình doanh nghiệp khác nhau
3.2. Nhược điểm
– Không tính tới chi phí vốn
– Khó có thể tính toán khi có tăng trưởng biến động
– Hiện nhà đầu tư cá nhân tự tính toán, vì chưa phổ biến rộng rãi ở thị trường chứng khoán Việt Nam.
4. Định giá cổ phiếu bằng EV/EBITDA như thế nào?
Cách phổ biến nhất để sử dụng tỷ lệ này là đặt nó trong quan điểm giữa các doanh nghiệp trong ngành. Nếu nó quá thấp hoặc so với mức trung bình của ngành hoặc các cổ phiếu khác thì chứng tỏ cổ phiếu đó đang bị định giá thấp.
Nếu tỷ lệ này càng thấp thì có nghĩa là doanh nghiệp đang bị định giá thấp hơn so với các doanh nghiệp khác, đây là cơ hội tốt để mua vào.
Tuy nhiên, EV/EBITDA vẫn còn những hạn chế do EBITDA chưa phản ánh đầy đủ các yếu tố dòng tiền hoặc chênh lệch lãi suất. Ngoài ra chất lượng lợi nhuận trên báo cáo tài chính có thể chưa phản ánh chính xác hoạt động kinh doanh. Kết quả kinh doanh của tỷ lệ EV/EBITDA không chính xác tuyệt đối.
Do đó, nhà đầu tư cần kết hợp phương pháp định giá và các phương pháp phân tích, dự báo khác để có cái nhìn tổng thể và toàn diện về công ty và cổ phiếu.
5. Các bước tính chỉ số EV/EBIT và EV/EBITDA hiệu quả nhất
Dưới đây là hướng dẫn để tính chỉ số này một cách chính xác và hiệu quả. Cách tính này cũng có thể áp dụng tương tự cho chỉ số EV/EBIT.
Bước 1: Chọn một ngành cụ thể. Ví dụ như ngành hàng tiêu dùng nhanh, dược phẩm, bất động sản…
Bước 2: Chọn khoảng 5 công ty để dễ so sánh (càng nhiều càng tốt)
Bước 3: Loại bỏ sự can thiệp (do kinh doanh quá khác biệt, hoặc hỗn hợp nhiều sản phẩm, độc quyền địa phương …)
Bước 4: Thu thập dữ liệu tài chính trong 3 năm (5 năm càng tốt) như: Doanh thu, lợi nhuận gộp, EPS, chi phí lãi vay, khấu hao …
Bước 5: Thu thập dữ liệu tài chính hiện tại như Vốn hóa thị trường, nợ, tiền mặt…
Bước 6: Tính EV = Vốn hóa thị trường + Tổng nợ – Tiền mặt
Bước 7: Tính EBITDA hoặc EBIT theo công thức
Bước 8: Chia EV cho EBIT hoặc EBITDA
Bước 9: So sánh EV/EBIT hoặc EV/EBITDA của các công ty trong từng nhóm ngành
Bước 10: Xem xét lý do tại sao EV/EBIT hoặc EV/EBIT cao hay thấp
Bước 11: Thực hiện lựa chọn các công ty phù hợp với các tiêu chí định giá
6. Ý nghĩa khi sử dụng chỉ số EV/EBITDA
EV/EBITDA loại bỏ sự thay đổi trong cơ cấu vốn và khấu hao. Nhằm giúp nhà đầu tư có cái nhìn chính xác hơn khi các doanh nghiệp có cấu trúc vốn khác nhau, hay ngành khác nhau.
EV/EBITDA còn cho biết mất bao nhiêu năm để thu hồi vốn với mức EV/EBITDA không đổi. Ví dụ EV/EBITDA = 10, có nghĩa là mất 10 năm để thu hồi vốn.
7. EV/EBITDA bao nhiêu là tốt?
Thông thường, chỉ số EV/EBITDA dưới 10 được coi là tốt. Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý:
- Việc so sánh 2 công ty cùng ngành này sẽ cho cái nhìn khách quan và chính xác nhất nên bạn hoàn toàn không máy móc.
- EV/EBITDA cao có thể do công ty được định giá quá cao. Nhưng cũng có thể do hoạt động kinh doanh có chất lượng tốt, tăng trưởng ổn định.
- EV/EBITDA thấp có thể là một công ty được định giá thấp. Nhưng nó cũng có thể có chất lượng kém, rủi ro cao
- Nếu các yếu tố khác như nhau thì EV/EBITDA càng thấp càng tốt. Kết hợp lý tưởng với các yếu tố định giá khác.
8. Lưu ý khi sử dụng EV/EBITDA
– Phải kết hợp với các chỉ tiêu tài chính khác cũng như phương pháp định giá khác để tính toán.
– Chỉ tiêu càng thấp càng tốt. Khi tính toán nên so sánh khoảng 5 năm trong quá khứ của chỉ tiêu này và so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành để lựa chọn ra EV/EBITDA phù hợp.
– Do EV/EBITDA không loại bỏ yếu tố khấu hao nên nhiều nhà đầu tư lầm tưởng đó là chỉ tiêu đại diện cho dòng tiền.