Tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy theo Bộ luật Hình sự 2015

1. Căn cứ pháp lý

Tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy được quy định tại Điều 282 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi Khoản 94 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017):

Điều 282. Tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác nhằm chiếm đoạt tàu bay hoặc tàu thủy, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Có tổ chức;

b) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

d) Chiếm đoạt tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;

d) Chiếm đoạt tài sản 500.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Hình minh họa. Cấu thành tội phạm của tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy

2. Cấu thành tội phạm của tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy

2.1. Khách thể của tội phạm

Khách thể của tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thuỷ là những quan hệ xã hội trong lĩnh vực an toàn giao thông đường không, đường thủy.

2.2. Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội phạm này là hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng các thủ đoạn khác nhằm chiếm đoạt tàu bay hoặc tàu thuỳ.

2.3. Mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi của người phạm tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thuỷ là lỗi cổ ý trực tiếp. Lỗi cố ý trực tiếp chiếm đoạt tàu bay, tàu thuỷ là lỗi trong trường hợp người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm, nhưng vẫn mong muốn thực hiện hành vi đó.

2.4. Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thuỷ là chủ thể thường – bất cứ người nào có năng lực TNHS và từ đủ 14 tuổi trở lên.


3. Hình phạt

* Khung cơ bản được quy định tại khoản 1 Điều 292 BLHS có mức phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

* Khung tăng nặng thứ nhất được quy định tại khoản 2 Điều 292 BLHS có mức phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm và được áp dụng trong các trường hợp:

– Có tổ chức;

– Sử dụng vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm;

– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;

– Tái phạm nguy hiểm.

* Khung tăng nặng thứ hai được quy định tại khoản 3 Điều 292 BLHS cỏ mức phạt tù hai mươi năm, tù chung thân được áp dụng trong các trường hợp:

– Làm chết người;

– Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.

* Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

4.9/5 – (96 bình chọn)

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ZaloFacebookMailMap