Cấp giấy phép mang pháo hoa, thiết bị, phụ kiện bắn pháo hoa vào Việt Nam

0

Các tổ chức, cá nhân nước ngoài muốn mang pháo hoa vào Việt Nam thì cần tiến hành thủ tục cấp giấy phép mang pháo hoa, thiết bị, phụ kiện bắn pháo hoa vào Việt Nam tại Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội – Bộ Công an. Sau đây, LawFirm.Vn sẽ cụ thể về vấn đề này theo quy định tại Nghị định 36/2009/NĐ-CP, Nghị định 167/2013/NĐ-CP, Thông tư 08/2010/TT-BCA và Quyết định 5551/QĐ-BCA-V19.

1. Một số khái niệm liên quan

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 36/2009/NĐ-CP thì các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

Thuốc pháo nổ là hóa chất hoặc hỗn hợp hóa chất khi có tác động của các kích thích cơ, nhiệt, hóa, điện gây nên một phản ứng hóa học nhanh, nhạy, tỏa nhiệt, sinh khí và tạo ra tiếng nổ.

– Thuốc pháo hoa là hóa chất hoặc hỗn hợp hóa chất để sản xuất pháo hoa, khi có tác động của các kích thích cơ, nhiệt, hóa, điện gây nên phản ứng hóa học tốc độ cao, tỏa nhiệt, phát quang, sinh khí có thể kèm theo tiếng nổ.

– Pháo nổ là loại sản phẩm có chứa thuốc pháo được chế tạo bằng các công nghệ khác nhau không phân biệt xuất xứ và nơi sản xuất, khi có tác động của các kích thích cơ, nhiệt, hóa, điện gây nên tiếng nổ.

– Pháo hoa là sản phẩm có chứa thuốc pháo hoa, khi có các tác động của các kích thích cơ, nhiệt, hóa, điện sẽ gây phản ứng hóa học tạo hiệu ứng ánh sáng có màu sắc, gây tiếng nổ hoặc không gây tiếng nổ.

– Pháo hoa đơn là pháo hoa tầm thấp mà trong mỗi thiết bị kỹ thuật chuyên dụng có chứa 01 quả pháo.

– Pháo hoa kép là loại pháo hoa tầm thấp mà trong mỗi thiết bị kỹ thuật chuyên dụng có chứa 02 quả pháo.

– Bắn pháo hoa tầm cao là việc sử dụng ống phóng chuyên dụng và thiết bị bắn để đẩy pháo hoa lên độ cao trên 90m.

– Bắn pháo hoa tầm thấp là việc sử dụng thiết bị kỹ thuật chuyên dụng (không sử dụng ống phóng) để đẩy pháo hoa lên độ cao từ 90m trở xuống.

Hình minh họa. Cấp giấy phép mang pháo hoa, thiết bị, phụ kiện bắn pháo hoa vào Việt Nam

2. Các loại pháo, sản phẩm pháo được sử dụng

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 36/2009/NĐ-CP thì các loại pháo, sản phẩm pháo sau sẽ được sử dụng:

– Pháo hoa do Bộ Quốc phòng sản xuất, nhập khẩu để tổ chức bắn pháo hoa đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

– Pháo hoa do tổ chức, cá nhân nước ngoài được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam cho phép và được Bộ Công an cấp giấy phép mang vào Việt Nam để dự thi bắn pháo hoa.

– Pháo hiệu dùng trong các hoạt động báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ, cứu hộ, cứu nạn, giao thông vận tải và hoạt động quân sự.

– Các sản phẩm như: pháo hoa lễ hội bằng giấy (trừ loại hoa có chứa kim loại), pháo điện, pháo trang trí bằng giấy, bằng nhựa, bằng tre, trúc, kim loại; que hương phát sáng; các sản phẩm phát tín hiệu ánh sáng, màu sắc, âm thanh được dùng trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ không gây nên tiếng nổ.

Lưu ý: Về việc cấp giấy phép mang pháo hoa, thiết bị, phụ kiện bắn pháo hoa vào Việt Nam thì tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư 08/2010/TT-BCA có quy định: “Việc cấp giấy phép mang pháo hoa, thiết bị, phụ kiện bắn pháo hoa vào Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 36/2009/NĐ-CP chỉ áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài tham dự hội thi bắn pháo hoa quốc tế tổ chức tại Việt Nam. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được phép mang pháo hoa, thiết bị, phụ kiện bắn pháo hoa vào Việt Nam để dự thi nếu sử dụng không hết thì phải tái xuất số pháo hoa còn lại và các thiết bị, phụ kiện bắn pháo hoa; không được bán lại hoặc sử dụng vào mục đích khác tại Việt Nam.”.

3. Xử lý vi phạm

Việc các tổ chức, cá nhân nước ngoài không được Cấp giấy phép mang pháo hoa, thiết bị, phụ kiện bắn pháo hoa vào Việt Nam tại Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội – Bộ Công an bị xem là hành vi vi phạm Điểm b khoản 6 Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Theo đó đây là hành vi mang vào hoặc mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trái phép vũ khí, súng săn, công cụ hỗ trợ, các loại pháo, đồ chơi nguy hiểm. Hình thức xử lý đối với hành vi vi phạm này là:

– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

– Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi

Kết luận: Khi tiến hành thực hiện thủ tục cấp giấy phép mang pháo hoa, thiết bị, phụ kiện bắn pháo hoa vào Việt Nam tại Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội – Bộ Công an, cần tuân thủ theo quy định tại Nghị định 36/2009/NĐ-CP, Nghị định 167/2013/NĐ-CPThông tư 08/2010/TT-BCA.

4.7/5 - (99 bình chọn)

 
® 2024 LawFirm.Vn - Thông tin do LawFirm.Vn cung cấp không thay thế cho tư vấn pháp lý. Nếu bạn yêu cầu bất kỳ thông tin nào, bạn có thể nhận được cuộc gọi điện thoại hoặc email từ một trong những Quản lý của chúng tôi. Để biết thêm thông tin, vui lòng xem chính sách bảo mật, điều khoản sử dụng, chính sách cookie và tuyên bố miễn trừ trách nhiệm của chúng tôi.
Để lại câu trả lời

Trường "Địa chỉ email" của bạn sẽ không được công khai.