1. Tiền lương, thang lương, bảng lương là gì?
Trước khi tìm hiểu về Cách xây dựng thang bảng lương chúng ta nên hiểu rõ tiền lương, thang lương, bảng lương là gì.
1.1. Tiền lương là gì?
Tiền lương là là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.
Điều này được quy định tại Điều 90 Bộ luật lao động 2019 về tiền lương. Tuy nhiên nếu tất cả lao động chỉ hương chung một mức lương thì sẽ không đảm bảo được sự công bằng hoặc các mức lương khác nhau nhưng không có quy định cụ thể thì cũng sẽ gây nên những mâu thuẫn giữa những người lao động trong cùng một tổ chức, doanh nghiệp.
Chính vì vậy, Bộ luật lao động đã đưa ra quy định về xây dựng thang lương, bảng lương. Đầu tiên cần phải làm rõ khái niệm thang lương, bảng lương là gì.
1.2. Bảng lương là gì?
Bảng lương là bảng tổng hợp lương của toàn bộ người lao động trong cùng một tổ chức, doanh nghiệp. Bảng lương gồm một hay nhiều ngạch lương. Mỗi ngạch quy định cụ thể mức lương cho từng bậc trong ngạch lương đó số lượng bậc tối thiểu (bậc 1) đến tối đa tùy theo từng ngạch lương.
1.3. Thang lương là gì?
Thành lương là thứ tự các bậc lương phân theo ngạch bậc mà người sử dụng lao động căn cứ để nâng lương cho người lao động. Mỗi thang lương gồm các bậc lương nhất định và các hệ số lương phù hợp với các bậc lương ấy.
Ví dụ thang lương theo Nghị định 205/2004/NĐ-CP quy định có 21 thang lương, trong đó 13 thang lương có 7 bậc và 8 thang lương có 6 bậc. Thang lương được xác định theo ngành (hoặc nhóm ngành) kinh tế kỹ thuật, trong đó các nghề phải có tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật rõ ràng.
2. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với việc xây dựng thang bảng lương theo hệ số
Căn cứ theo điều 93 Bộ luật lao động 2019 quy định về xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động, cụ thể như sau:
1. Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.
[…]
3. Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.
Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.
Lưu ý: Theo quy định tại Nghị định 121/2018/NĐ-CP, các doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động vẫn phải xây dựng, rà soát thang bảng lương sao cho phù hợp với quy định về tiền lương.
Nếu như trước đây theo quy định của Bộ luật Lao động 2012 quy định người sử dụng lao động phải đăng ký thang, bảng lương với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động đồng thời với việc công khai tại nơi làm việc. Thì hiện nay theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 không còn yêu cầu người sử dụng lao động phải đăng ký thang, bảng lương với cơ quan nhà nước như quy định cũ.
Cụ thể, khoản 2 điều 10 49/2013/NĐ-CP quy định về trách nhiệm tổ chức thực hiện việc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động như sau:
– Doanh nghiệp tổ chức xây dựng hoặc rà soát sửa đổi bổ sung thang lương, bảng lương, định mức lao động và gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp để theo dõi, kiểm tra theo quy định tại Nghị định này. Trường hợp doanh nghiệp có nhiều đơn vị, chi nhánh hoạt động ở các địa bàn khác nhau thì sau khi xây dựng, quyết định thang lương, bảng lương và định mức lao động, doanh nghiệp gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt đơn vị, chi nhánh của doanh nghiệp để theo dõi, kiểm tra;
Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp tiếp nhận thang lương, bảng lương, định mức lao động của doanh nghiệp để rà soát, kiểm tra. Trường hợp phát hiện nội dung không đúng quy định thì phải có văn bản yêu cầu doanh nghiệp sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung theo đúng quy định của pháp luật lao động;
Tóm lại, theo quy định của pháp luật thì việc xây dựng quy chế tiền lương là bắt buộc đối với các doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, ngoại trừ các doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động.
3. Mức lương tối thiểu vùng làm cơ sở để xây dựng thang, bảng lương
Mức lương tối thiểu vùng là mức lương thấp nhất là mức lương thấp nhất mà người sử dụng phải trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.
Vì vậy, khi xây dựng thang, bảng lương, doanh nghiệp phải căn cứ vào Mức lương tối thiểu vùng để thực hiện để thực hiện đúng quy định của pháp luật về mức lương cơ sở. Nếu mức lương mà người sử dụng trả cho người lao động thấp hơn mức lương cơ sở thì doanh nghiệp đã vi phạm pháp luật.
Hiện nay, mức lương tối thiểu vùng tiếp tục được thực hiện theo quy định tại điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP với mức cụ thể như sau:
Vùng | Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng) | Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ) |
Vùng I | 4.960.000 | 23.800 |
Vùng II | 4.410.000 | 21.200 |
Vùng III | 3.860.000 | 18.600 |
Vùng IV | 3.450.000 | 16.600 |
4. Hồ sơ xây dựng thang bảng lương theo hệ số
Hồ sơ xây dựng thang bảng lương theo hệ số bao gồm:
+ Hệ thống thang bảng lương
+ Quyết định ban hành hệ thống thang bảng lương
+ Biên bản thông qua hệ thông thang bảng lương
+ Bảng quy định các tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng chức vụ
+ Quy chế tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp.
5. Cách xây dựng thang lương, bảng lương?
Tiền lương của người lao động được tính dựa trên thang lương, bảng lương. Điều 93 Bộ luật lao động 2019 quy định cách tính như sau:
Điều 93. Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động
1. Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.
2. Mức lao động phải là mức trung bình bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời giờ làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức.
3. Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.
Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.
Điểm mới của Khoản 2 Điều 93 Bộ luật lao động 2019 là không còn yêu cầu người sử dụng lao động đăng ký thang, bảng lương với cơ quan nhà nước.
Thang bảng lương chính là cơ sở để người lao động thỏa thuận mức lương, chức danh công việc, ký kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động. Khi xây dựng thang, bảng lương, người sử dụng lao động cần dựa vào mức lương tối thiểu vùng để thực hiện đúng quy định về nguyên tắc trả lương.