Lịch sử đã chứng minh rằng việc phát hành chứng khoán là một hoạt động không thể thiếu trong quá trình hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán.
Hoạt động phát hành chứng khoán không chỉ có tác dụng tạo ra “hàng hóa” cho thị trường chứng khoán, mà còn có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của giới đầu tư cũng như của các tổ chức phát hành, thậm chí là cả tổ chức trung gian đóng vai trò bảo lãnh phát hành chứng khoán. Vì thế, việc Nhà nước dùng pháp luật để điều chỉnh đối với hoạt động phát hành chứng khoán là cẩn thiết, nhằm thỏa mãn nhu cầu khách quan của quá trình vận động tự nhiên của xã hội và hoạt động kinh tế, trong đó có thiết chế thị trường chứng khoán.
Thực tiễn lập pháp ở các nước đều cho thấy, khi quy định về phát hành chứng khoán, nhà làm luật thường chú trọng đến hai vấn để cơ bản sau:
1. Quy định các chủ thể được quyền phát hành chứng khoán và các điều kiện đế chủ thể đó phát hành chứng khoán ra công chúng
Theo thông lệ, pháp luật các nước đều có xu hướng chấp nhận hai loại chủ thể phát hành chứng khoán trên thị trường chứng khoán, đó là các công ty và Chính phủ hay chính quyển địa phương. Để có thể phát hành chứng khoán ra công chúng một cách hợp lệ, các chủ thể này phải thỏa mãn một số điều kiện nhất định theo quy định của luật pháp mỗi nước. Việc quy định các điều kiện phát hành chứng khoán không ngoài mục đích đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các nhà đầu tư, đảm bảo chất lượng các chứng khoán được phát hành và trên cơ sở đó nhằm đảm bảo sự an toàn trong hoạt động của thị trường chứng khoán.

2. Quy định thủ tục phát hành chứng khoán ra công chúng
Thủ tục phát hành chứng khoán ra công chúng luôn được nhìn nhận là vấn đề hệ trọng của thị trường chứng khoán nói chung và lĩnh vực phát hành chứng khoán nói riêng, vì nó không chỉ liên quan đến các chi phí giao dịch của tổ chức phát hành, mà còn liên quan đến chất lượng của các chứng khoán sẽ phát hành và từ đó liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư. Vì vậy, pháp luật các nước đều có những quy định rất cụ thể về thủ tục phát hành chứng khoán ra công chúng, theo hướng vừa đảm bảo tính chặt chẽ về quy trình nghiệp vụ, đảm bảo sự an toàn pháp lý cho các bên giao dịch, đồng thời cũng phải đảm bảo sự tiết giảm chi phí giao dịch cho các tổ chức phát hành hay tổ chức bảo lãnh phát hành chứng khoán.
Ở Việt Nam, Luật Chứng khoán quy định các thủ tục cần thiết mà các chủ thể có liên quan phải thực hiện trong quá trình phát hành chứng khoán ra công chúng bao gồm:
+ Đăng ký phát hành (chào bán) chứng khoán;
+ Công bố thông tin trước khi chào bán chứng khoán;
+ Phân phối chứng khoán cho các nhà đầu tư;
+ Xử lý các tình huống đặc biệt trong chào bán chứng khoán ra công chúng.
Các thủ tục trên đây sẽ được phân tích kỹ hơn và đầy đủ hơn trong những bài viết trên website của LawFirm.Vn.