1. Các loại hợp đồng phổ biến hiện nay
Các loại hợp đồng phổ biến hiện nay theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành, bao gồm:
+ Loại hợp đồng song vụ: là loại hợp đồng mà các bên đều có nghĩa vụ như nhau đối với nhau trong việc thực hiện hợp đồng.
+ Loại hợp đồng đơn vụ: đây là loại hợp đồng mà chỉ có một bên trong hợp đồng có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng.
+ Loại hợp đồng chính: là loại hợp đồng mà hiệu lực không bị phụ thuộc vào hợp đồng phụ.
+ Loại hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba: đây là hợp đồng mà các bên thực hiện giao kết trong hợp đồng đều phải tham gia thực hiện nghĩa vụ và người hưởng lợi từ việc thực hiện nghĩa vụ đó là người thứ ba trong hợp đồng.
+ Loại hợp đồng có điều kiện: là loại hợp đồng mà việc thực hiện hợp đồng phụ thuộc vào việc có sự kiện nhất định làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt hợp đồng.
Bên cạnh việc đưa ra các loại hợp đồng mang tính chất chung chung ở trên thì nội dung tiếp theo tác giả sẽ gửi tới quý bạn đọc nội dung liên quan đến những tên hợp đồng chi tiết nhất mà pháp luật quy định như sau:
– Hợp đồng mua bán tài sản;
– Hợp đồng trao đổi tài sản;
– Hợp đồng tặng cho tài sản;
– Hợp đồng vay tài sản;
– Hợp đồng thuê tài sản;
– Hợp đồng thuê khoán tài sản;
– Hợp đồng mượn tài sản;
– Hợp đồng về quyền sử dụng đất;
– Hợp đồng hợp tác;
– Hợp đồng dịch vụ;
– Hợp đồng vận chuyển;
– Hợp đồng vận chuyển hành khách;
– Hợp đồng vận chuyển tài sản;
– Hợp đồng gia công;
– Hợp đồng gửi – giữ tài sản;
– Hợp đồng ủy quyền;
– Hợp đồng tư vấn và dịch vụ.
2. Các hình thức của hợp đồng
Đối với mỗi loại văn bản hay loại giấy tờ thực hiện theo như quy định của pháp luật thì đều sẽ có những hình thức nhất đinh. Do đó, hình thức của hợp đồng được biết đến như là cách thức thể hiện hợp đồng và nó được dùng để ghi nhận sự thỏa thuận của các bên tham gia trong hợp đồng. Hình thức của hợp đồng bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể thông qua sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng.
Do đó, khi các bên thỏa thuận giao kết bằng một trong ba hình thức bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi thì hợp đồng được xem xét là đã giao kết và phải tuân theo quy định về nội dung của hình thức đó. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể, pháp luật có quy định về việc hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản và phải được công chứng, chứng thực thì khi đó hình thức của hợp đồng bắt buộc phải tuân theo các quy định của pháp luật.
Đối với loại hợp đồng dân sự, pháp luật quy định phải được thể hiện bằng một hình thức nhất định (như phải được làm thành văn bản) thì các bên giao kết hợp đồng phải thể hiện hợp đồng theo hình thức đó. Các bên giao kết hợp đồng dân sự ở nước ngoài thì hình thức của hợp đồng phải tuân theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng.
Trên thực tê, theo như quy định về hình thức hợp đồng theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì đối với việc các chủ thể thực hiện các hoạt động giao kết hợp đồng ở nước ngoài thì cần phải tuân thủ các quy định về hình thức hợp đồng theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì vẫn được công nhận nêu như vi phạm quy định về hình thức hợp đồng theo pháp luật của nước ngoài.
Như vậy, có thể thấy rằng hình thức hợp đồng liên quan đến việc xây dựng hoặc chuyển giao quyền sở hữu công trình, nhà cửa và các bất động sản khác trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.