Các hoạt động cơ bản của thị trường giao dịch chứng khoán

0 225

Hoạt động trung tâm của thị trường giao dịch chứng khoán là việc mua, bán chứng khoán của nhà đầu tư. Theo nguyên tắc trung gian, các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán có tổ chức sẽ phải mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại một công ty chứng khoán là thành viên của thị trường giao dịch. Các hoạt động mua, bán chứng khoán và các hoạt động khác liên quan đến đầu tư chứng khoán (ví dụ, rút tiền mặt, cầm cố chứng khoán) sẽ diễn ra thông qua tài khoản này.

Đối với nhà đầu tư, một giao dịch chứng khoán đơn giản chỉ là việc bán được các chứng khoán và thu về một lượng tiền nhất định, hoặc ngược lại, bỏ ra một khoản tiền để mua về một lượng chứng khoán nhất định. Nhưng vì nhà đầu tư trong giao dịch vừa nêu sẽ không biết mình mua chứng khoán của ai, cũng không nắm giữ mang tính vật chất hữu hình một lượng chứng khoán nên câu hỏi của họ sẽ là: liệu người bán có thực sự là người chủ sở hữu chứng khoán hay không? Các quyền cổ đông của mình sẽ được thực hiện như thế nào? Làm sao công ty cổ phần biết mình đã nhận chuyển nhượng cổ phiếu? Nếu các câu hỏi như vậy không có câu trả lời rõ ràng và tin cậy thì sẽ không một nhà đầu tư nào dám mạo hiểm tiến hành giao dịch. Vì vậy, khi tổ chức một thị trường giao dịch chứng khoán, bên cạnh việc thiết lập các quy chế giao dịch, các chủ thể tham gia, thì còn cần phải tổ chức các dịch vụ để hỗ trợ cho các giao dịch trên thị trường. Nội dung của các dịch vụ này bao gồm: xác nhận các thông tin về chứng khoán giao dịch, gửi giữ bảo quản chứng khoán, chuyển giao chứng khoán hoặc tiền cho nhà đầu tư.

Để hình dung, có thể khái quát việc vận hành thị trường giao dịch chứng khoán qua mô hình sau đây:

Tiếp tục, ta có thể mô tả các hoạt động vừa nêu dưới góc độ chủ thể giữa nhà đầu tư với các tổ chức trung gian trên thị trường như sau:


1. Đăng ký giao dịch chứng khoán và lưu ký chứng khoán

1.1. Đăng ký giao dịch chứng khoán

Luật Chứng khoán 2019 tại Điều 4, khoản 33 định nghĩa rằng: Đăng ký chứng khoán là việc ghi nhận thông tin về tổ chức phát hành, chứng khoán của tổ chức phát hành và người sở hữu chứng khoán. Một định nghĩa như vậy, nếu không hiểu trong những ngữ cảnh được giới hạn, sẽ rất dễ gây hiểu nhầm. Vì lẽ, ví dụ, quyền sở hữu cổ phiếu của một cổ đông đương nhiên sẽ phải được ghi nhận theo các quy định của Luật Doanh nghiệp và đó là mối quan hệ sở hữu giữa cổ đông và công ty. Vấn đề mà định nghĩa nêu trên chưa phản ánh hết được là trong một thị trường giao dịch chứng khoán có tổ chức, việc ghi nhận quyền sở hữu chứng khoán không chỉ giải quyết mối quan hệ giữa chủ sở hữu chứng khoán với tổ chức phát hành mà còn phải đảm bảo quá trình ghi nhận sự chuyển dịch liên tục quyền sở hữu chứng khoán giữa các nhà đầu tư và quá trình này diễn ra trên thị trường chứng khoán thứ cấp, tức là tiền và chứng khoán luân chuyển giữa các nhà đầu tư và dường như nằm ngoài tổ chức phát hành.

Đê giải quyết vấn đề này, một tổ chức chuyên nghiệp trong việc cung cấp các dịch vụ quản lý, thu nhận, cập nhật các thông tin về chứng khoán và chủ sở hữu chứng khoán như Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam là rất cần thiết. Để rõ hơn, hãy hình dung, sẽ là lãng phí thời gian và tốn kém chi phí nếu chủ thể phát hành tự mình ghi nhận các thông tin về chủ sở hữu chứng khoán phát sinh từ hàng trăm giao dịch mỗi ngày. Vì vậy, ta có thể thấy đăng ký chứng khoán là việc tổ chức phát hành cung cấp các thông tin về chứng khoán và chủ sở hữu chứng khoán cho Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam để họ ghi nhận quyền sở hữu chứng khoán được giao dịch cho các nhà đầu tư và thay mặt tổ chức niêm yết thực hiện các quyền khác cho cổ đông. Ngắn gọn, ta nói, đăng ký chứng khoán là việc ghi nhận các thông tin về tổ chức phát hành và chủ sở hữu chứng khoán. Việc thực hiện các quyền của chủ sở hữu chứng khoán (ví dụ: nhận cổ tức, thông báo họp cổ đông) có lẽ chỉ là hệ quả từ việc đăng ký chứng khoán mà thôi.

Hiện nay, về đăng ký chứng khoán có một số quy định đáng chú ý sau đây:

– Các loại chứng khoán sau đây phải thực hiện đăng ký tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam (TCTLKVBTCKVN): Chứng khoán của công ty đại chúng và chứng khoán của các tổ chức khác niêm yết, đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán;

– Tổ chức phát hành thực hiện đăng ký các thông tin sau về chứng khoán tại trung tâm lưu ký chứng khoán: Thông tin về tổ chức phát hành, công ty đại chúng; Thông tin về chứng khoán của tổ chức phát hành, công ty đại chúng; Thông tin về người sở hữu chứng khoán gồm: danh sách người sở hữu chứng khoán, loại chứng khoán, số lượng chứng khoán sở hữu và tài khoản lưu ký chứng khoán trong trường hợp người sở hữu chứng khoán có nhu cầu đăng ký chứng khoán đồng thời với lưu ký chứng khoán.

Tổ chức phát hành uỷ quyền cho TCTLKVBTCKVN làm thủ tục thực hiện các quyền sau đây đối với các chứng khoán đăng ký tại TCTLKVBTCKVN và phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về các quyết định liên quan đến tổ chức thực hiện quyền cho người sớ hữu chứng khoán: Quyền bỏ phiếu, quyền nhận lãi, vốn gốc trái phiếu và cổ tức cổ phiếu bằng tiền, quyền nhận cổ tức bằng cổ phiếu, cổ phiếu thưởng, quyền mua cổ phiếu phát hành thêm, quyền chuyến đổi trái phiếu chuyển đổi, quyển thay đổi tên, tách, gộp cổ phiếu;

– Chỉ những người có tên trên sổ đăng ký người sở hữu do TCTLKVBTCKVN lập vào ngày đăng ký cuối cùng mới được nhận các quyền phát sinh liên quan đến chứng khoán. Ngày đăng ký cuối cùng là ngày do tổ chức phát hành hoặc TCTLKVBTCKVN ấn định trên cơ sở uỷ quyền của tổ chức phát hành nhằm xác định danh sách người sở hữu được hưởng quyền phù hợp với quy định của pháp luật.

1.2. Lưu ký chứng khoán

Sau thủ tục đăng ký chứng khoán, việc lưu ký chứng khoán cũng được xem là một thủ tục rất quan trọng trong hoạt động của thị trường giao dịch chứng khoán.

Theo quy định của pháp luật, lưu ký chứng khoán là việc nhận ký gửi, bảo quản, chuyển giao chứng khoán cho khách hàng, giúp khách hàng thực hiện các quyền liên quan đến chứng khoán lưu ký. Việc lưu ký chứng khoán hiện nay ở Việt Nam là lưu ký tổng hợp. Quá trình này được thực hiện dựa trên các nguyên tắc sau:

– Lưu ký chứng khoán tại thành viên lưu ký và thành viên lưu ký tái lưu ký chứng khoán của khách hàng tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;

– Thành viên lưu ký nhận lưu ký các chứng khoán của khách hàng với tư cách là người được khách hàng uỷ quyền thực hiện các nghiệp vụ đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán. Để lưu ký chứng khoán, khách hàng phải ký hợp đồng mở tài khoản lưu ký chứng khoán với thành viên lưu ký;

– Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam nhận tái lưu ký chứng khoán từ các thành viên lưu ký với tư cách là người được thành viên uỷ quyền thực hiện các nghiêp vụ liên quan tới hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán. Đế tái lưu ký chứng khoán, thành viên phải mở tài khoản lưu ký chứng khoán đứng tên thành viên lưu ký tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.


2. Niêm yết chứng khoán

Niêm yết chứng khoán được định nghĩa tại Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 là việc đưa chứng khoán có đủ điều kiện niêm yết vào giao dịch trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán niêm yết.

Theo định nghĩa này, có ba vấn đề cần phải được làm sáng tỏ:

Thứ nhất, điều kiện để đưa chứng khoán vào niêm yết là gì? Tổng hợp các quy định của pháp luật ta có thể liệt kê các nhóm điều kiện cơ bản sau đây:

Điều kiện về chất lượng của chứng khoán. Pháp luật quy định những điều kiện cụ thể về mức vốn tối thiểu, về tình trạng tài chính, kết quả kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định mà tổ chức phát hành phải đáp ứng.

Điều kiện về thủ tục. Có hai điểm cần chú ý:

+ Các cơ quan có thẩm quyền của tổ chức niêm yết phải đạt được thỏa thuận về kế hoạch niêm yết (ví dụ với công ty cổ phần là nghị quyết của đại hội đồng cổ đông thông qua kế hoạch niêm yết);

+ Chứng khoán dự định niêm yết phải hoàn tất thủ tục đăng ký, lưu ký tập trung.

Điều kiện vê sự chấp thuận niêm yết của sở giao dịch chứng khoán hoặc công ty con của sở giao dịch chứng khoán. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, sở giao dịch chứng khoán, công ty con có trách nhiệm chấp thuận hoặc từ chối đăng ký niêm yết. Trường hợp từ chối đăng ký niêm yết, sở giao dịch chứng khoán, công ty con phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Thứ hai, trong quá trình niêm yết, bản thân chứng khoán niêm yết và tổ chức niêm yết sẽ luôn có những thay đổi, ví dụ về hoạt động, tổ chức của công ty niêm yết. Với những thay đổi đó, nhà đầu tư cũng đòi hỏi việc niêm yết cũng phải được cập nhật, thay đổi tương ứng. Hiện nay, pháp luật quy định tổ chức niêm yết phải làm thủ tục thay đổi đăng ký niêm yết trong các trường hợp sau đây:

– Tổ chức niêm yết thực hiện tách, gộp cổ phiếu, phát hành thêm cổ phiếu để trả cổ tức hoặc cổ phiếu thưởng hoặc chào bán quyền mua cổ phần cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ;

– Tổ chức niêm yết bị tách hoặc nhận sáp nhập;

– Các trường hợp thay đổi số lượng chứng khoán niêm yết khác trên sở giao dịch chứng khoán, công ty con.

Thứ ba, hiệu lực của việc niêm yết được xác định như thế nào? Thông thường có hai trường hợp để xác định: với trường hợp các chứng khoán xác định được trước thời hạn thanh toán (ví dụ trái phiếu) thì thời gian đáo hạn chính là thời điểm kết thúc của việc niêm yết; hoặc việc niêm yết sẽ hết giá trị khi xảy ra một số sự kiện nhất định. Những sự kiện này thường liên quan đến việc giảm giá trị tài sản của tổ chức niêm yết hoặc giảm tính thanh khoản của chứng khoán. Pháp Luật Chứng khoán Việt Nam gọi các trường hợp trên là việc hủy bỏ niêm yết. Luật hiện hành không quy định rõ hậu quả của việc hủy bỏ niêm yết. Tuy nhiên, ta có thể thấy hai hệ quả chính, dưới góc độ giao dịch của nhà đầu tư như sau: một là, chứng khoán bị hủy bỏ niêm yết sẽ không được giao dịch trên sở giao dịch và công ty con, hai là, để được niêm yết trở lại thì cần tối thiểu phải sau 12 tháng đồng thời phải chứng minh chứng khoán đã đáp ứng được các điều kiện niêm yết.

Theo quy định hiện hành, chứng khoán bị huỷ bỏ niêm yết khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:

– Tổ chức niêm yết chứng khoán tại sở giao dịch chứng khoán, công ty con không còn đáp ứng được các điều kiện niêm yết trong thời hạn một năm;

– Tổ chức niêm yết ngừng hoặc bị ngừng các hoạt động sản xuất, kinh doanh chính từ một năm trở lên;

– Tổ chức niêm yết bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép hoạt động trong lĩnh vực chuyên ngành;

– Cố phiếu không có giao dịch tại sở giao dịch chứng khoán, công ty con trong thời hạn 12 tháng;

– Kết quả sản xuất, kinh doanh bị lỗ trong ba năm liên tục và tổng số lỗ luỹ kế vượt quá vốn chủ sở hữu trong báo cáo tài chính tại thời điểm gần nhất;

– Tổ chức niêm yết chấm dứt sự tồn tại do sáp nhập, hợp nhất, chia, giải thể hoặc phá sản, quỹ đầu tư chứng khoán chấm dứt hoạt động;

– Trái phiếu đến thời gian đáo hạn hoặc trái phiếu niêm yết được tổ chức phát hành mua lại toàn bộ trước thời gian đáo hạn;

– Tổ chức kiểm toán có ý kiến không chấp nhận hoặc từ chối cho ý kiến đối với báo cáo tài chính năm gần nhất của tổ chức niêm yết;

– Tổ chức được chấp thuận niêm yết không tiến hành các thủ tục niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán, công ty con trong thời hạn tối đa là ba tháng kể từ ngày được chấp thuận niêm yết;

– Tổ chức niêm yết đề nghị huỷ bỏ niêm yết.

Hình minh họa. Các hoạt động cơ bản của thị trường giao dịch chứng khoán

3. Giao dịch chứng khoán

Giao dịch chứng khoán là quá trình mua hoặc bán chứng khoán theo những phương thức, điều kiện được quy định bởi Luật Chứng khoán và các quy chế giao dịch do các chủ thể tổ chức thị trường ban hành theo thẩm quyền.

3.1. Phương thức giao dịch chứng khoán theo pháp luật Việt Nam

Chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch được tổ chức giao dịch theo phương thức khớp lệnh tập trung, phương thức giao dịch thỏa thuận và phương thức giao dịch khác quy định tại Quy chế giao dịch chứng khoán của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam.

– Phương thức khớp lệnh tập trung được thực hiện đối với các giao dịch chứng khoán niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán. Khớp lệnh tập trung là việc lệnh giao dịch của nhà đầu tư sẽ được khớp trực tiếp với nhau thông qua hệ thống giao dịch của sở giao dịch chứng khoán. Giao dịch theo phương thức này thì các lệnh giao dịch sẽ được tập hợp trong một khoảng thời gian trên hệ thống giao dịch của sở giao dịch để so khớp với nhau nhằm xác định một mức giá thỏa mãn tốt nhất cho cả bên mua và bèn bán. Tùy theo độ dài của khoảng thời gian tập trung lệnh giao dịch, có phương thức khớp lệnh định kỳ và phương thức khớp lệnh liên tục.

– Phương thức thỏa thuận được thực hiện đối với các giao dịch chứng khoán niêm yết tại trung tâm giao dịch chứng khoán. Phương thức thoả thuận là phương thức giao dịch trong đó các thành viên tự thoả thuận với nhau về các điều kiện giao dịch và được đại diện giao dịch của thành viên nhập thông tin vào hệ thống giao dịch để xác nhận giao dịch này.

3.2. Một số lưu ý pháp lý về thực hiện giao dịch chứng khoán

Nhà đầu tư khi tiến hành giao dịch chứng khoán ngoài việc nắm được các kiến thức về đầu tư chứng khoán như phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật, cách nhận diện xu hướng biến động giao dịch qua việc quan sát bảng giao dịch điện tử tại các công ty chứng khoán… thì cũng cần quan tâm tới một số các quy định pháp lý có liên quan đến giao dịch, vì rằng, việc sử dụng linh hoạt các kỹ thuật giao dịch luôn đòi hỏi phải đáp ứng các yêu cầu và hình thức pháp lý nhất định.

– Một nhà đầu tư chỉ được mở một tài khoản để giao dịch chứng khoán của một công ty chứng khoán.

– Phải có đủ hoặc một tỷ lệ nhất định tiền, chứng khoán để thực hiện lệnh mua hoặc lệnh bán. Thực tế giao dịch chứng khoán hiện nay, nhà đầu tư thường được yêu cầu ký quỹ đầy đủ 100% tiền, chứng khoán trước khi tiến hành giao dịch.

– Thời điểm nhận tiền hoặc chứng khoán. Khi một lệnh giao dịch của nhà đầu tư được thực hiện thì về mặt pháp lý phải xác định thời điểm chuyển giao quyền sở hữu tiền hoặc chứng khoán. Việc xác định thời điểm như vậy thường làm phát sinh một số vấn đề tranh luận. Ví dụ: liệu quyền sở hữu chứng khoán của nhà đầu tư đã phát sinh tại thời điểm giao dịch được công ty chứng khoán xác nhận là đã thực hiện, hay sẽ phát sinh cho tới khi chứng khoán được ghi nhận thực sự trên tài khoản của nhà đầu tư? Hoặc nếu thời điểm xác định quyền sở hữu chứng khoán cho người mua được tính khi chứng khoán về tài khoản và thời điểm chuyển giao quyền sờ hữu của người bán chứng khoán là khi giao dịch thành công thì trong khoảng thời gian giữa hai thời điểm vừa nêu trạng thái sở hữu chứng khoán sẽ thuộc về chủ thể nào? Tuy vậy, về mặt thực tế, nhà đầu tư cần lưu ý quyền sở hữu có nhiều nội dung như quyền chiếm hữu và định đoạt. Như ta thấy ớ phần trên, pháp luật hiện hành vẫn yêu cầu nhà đầu tư cần “chiếm hữu” chứng khoán trước khi giao dịch, do đó, nhà đầu tư sau khi lệnh giao dịch được thực hiện chỉ có thể “định đoạt” chứng khoán sau một khoảng thời gian. Về mặt kỹ thuật, đây chính là khoảng thời gian thanh toán T+3 như thực tế trên Sàn HOSE, Sàn HNX và Sàn UPCOM.


4. Bù trừ và thanh toán chứng khoán

Bù trừ và thanh toán chứng khoán trước tiên và chủ yếu là công tác nghiệp vụ giữa Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam và thành viên của nó (các công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại) nhằm đối chiếu giữa số lượng tiền, chứng khoán phải thu và phải trả.

Theo quy định hiện nay, quá trình bù trừ và thanh toán chứng khoán dựa trên một số nguyên tắc sau:

– Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thanh toán theo kết quả bù trừ đa phương, song phương và thanh toán theo từng giao dịch cho giao dịch của các chứng khoán đã niêm yết và giao dịch của các chứng khoán chưa niêm yết của công ty đại chúng;

– Việc bù trừ chứng khoán được Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện theo từng chứng khoán và tách biệt theo loại tài khoản môi giới cho khách hàng trong nước, tài khoản môi giới cho khách hàng nước ngoài và tài khoản tự doanh của thành viên lưu ký;

– Đối với giao dịch mua, bán chứng khoán niêm yết, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện thanh toán căn cứ vào kết quả giao dịch do sở giao dịch chứng khoán và công ty con cung cấp;

– Đối với giao dịch mua, bán chứng khoán chưa niêm yết của công ty đại chúng, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thanh toán giao dịch căn cứ vào kết quả giao dịch của nhà đầu tư được thực hiện tại các các công ty chứng khoán và chuyến vào Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thông qua sở giao dịch chứng khoán và công ty con;

– Giám đốc Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam quyết định áp dụng các phương thức thanh toán tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam sau khi được UBCKNN chấp thuận;

– Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam quy định trình tự và thủ tục thanh toán giao dịch chứng khoán tại sở giao dịch chứng khoán và công ty con.


5. Công bố thông tin trên thị trường chứng khoán

Công bố thông tin là một hoạt động rất quan trọng trên thị trường giao dịch chứng khoán, nhằm đảm bảo tính minh bạch cho thị trường này. Để điều chỉnh hoạt động công bố thòng tin trên thị trường chứng khoán một cách toàn diện, Luật Chứng khoán 2019 đã quy định khá chi tiết một số vấn đề cơ bản của hoạt động công bố thông tin, chẳng hạn như: đối tượng có nghĩa vụ công bố thông tin là chủ thê nào? Phương thức công bô thông tin là gì? Các loại thông tin nào cần được công bố?

Về đối tượng công bố thông tin, Luật Chứng khoán 2019 quy định các chủ thể có nghĩa vụ công bố thông tin bao gồm: Tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết, công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán, sở giao dịch chứng khoán và công ty con.

Các đôi tượng này không chỉ có nghĩa vụ công bố thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời mà còn phải đồng thời báo cáo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước về nội dung thông tin được công bố. Việc công bố thống tin phải do Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc hoặc người được ủy quyền công bố thông tin thực hiện.

Về phương thức công bố thông tin được thực hiện qua các phương tiện thông tin đại chúng, ấn phẩm của tổ chức, công ty và các phương tiện thông tin cúa sở giao dịch chứng khoán.

Về các loại thông tin cần công bố, Luật Chứng khoán quy định các loại thông tin cẩn công bố bao gồm:

Thông tin định kỳ là các thông tin đã được xác định về thời điểm công bố và thường phán ánh tình hình hoạt động của các đôi tượng công bố thông tin sau một khoáng thời gian nhất định, ví dụ: quý, năm.

Việc công bố thông tin định kỳ về báo cáo tài chính năm được thực hiện trong thời hạn mười ngày, kế từ ngày có báo cáo tài chính năm được kiểm toán: việc công bố thông tin về báo cáo tài chính quý được thực hiện trong thời hạn năm ngày, kê từ ngày hoàn thành báo cáo tài chính quý.

Thông tin bất thường phải công bố là các thông tin phản ánh những nội dung ánh hướng tới tình trạng, tư cách pháp lý, ảnh hướng tới tài sản, nguồn vốn, kế hoạch kinh doanh hoặc tới các vị trí lãnh đạo chủ chốt của tổ chức là đối tượng còng bố thông tin. Nếu các thông tin định kỳ thường phản ánh các kết quá hoạt động sau một thời kỳ thì các thông tin định kỳ thường có tính chất như là nguyên nhân ánh hướng trực tiếp tới trạng thái pháp lý, tình hình hoạt động sán xuất, kinh doanh, tài chính.

Theo quy định, công ty niêm yết phải công bố thông tin bất thường trong thời hạn hai mươi bốn giờ, kể từ khi xảy ra một trong các sự kiện sau đây:

– Tài khoán của công ty tại ngân hàng bị phong toả hoặc tài khoản được phép hoạt động trớ lại sau khi bị phong tỏa;

– Tạm ngừng kinh doanh;

– Bị thu hồi giấy chứng nhận dăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy phép hoạt động;

– Thông qua các quyết định của đại hội đồng cổ đông theo quy định tại Điều 147 Luật Doanh nghiệp 2020;

– Quyết định của Hội đồng quản trị về việc mua lại cổ phiếu của công ty mình hoặc bán lại số cổ phiếu đã mua; về ngày ihực hiện quyền mua cổ phiếu của người sớ hữu trái phiếu kèm theo quyền mua cổ phiếu hoặc ngày thực hiện chuycn đổi trái phiếu chuyên đổi sang cổ phiếu và các quyết định liên quan dến việc chào bán theo quy định tại khoản 2 Điều 153 Luật Doanh nghiệp;

– Có quyết định khởi tố đối với thành viên Hội đổng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng của công ty; có bản án, quyết định của toà án liên quan đến hoạt động của công ty; có kết luận của cơ quan thuế về việc công ty vi phạm pháp luật về thuế;

– Bị tổn thất tài sản có giá trị từ mười phần trãm vốn chủ sở hữu trở lên.

Ngoài ra, công ty niêm yết phải công bố thông tin bất thường trong thời hạn bảy mươi hai giờ, kể từ khi xảy ra một trong các sự kiện sau đây:

– Quyết định vay hoặc phát hành trái phiếu có giá trị từ ba mươi phần trăm vốn thực có trở lên;

– Quyết định của Hội đồng quản trị về chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty; quyết định thay dổi phương pháp kế toán áp dụng;

– Công ty nhận được thông báo của toà án thụ lý đơn yêu cầu mỡ thủ tục phá sản doanh nghiệp.

Thông tin theo yêu cầu là những thông tin mà một số chủ thể tham gia thị trường chứng khoán phải cung cấp và công bố theo theo yêu cầu của cơ quan có chức năng quản lý thị tnrờng giao dịch chứng khoán, trong những trường hợp cần thiết.

Theo quy định, công ty niêm yết phải công bố thông tin theo yêu cầu của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước khi xảy ra một trong các sự kiện sau đây:

– Có thông tin liên quan đến công ty ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư;

– Có thông tin liên quan đến công ty ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán và cần phải xác nhận thông tin đó.

Về nguyên tắc, tổ chức niêm yết khi công bố thông tin phải đồng thời báo cáo sở giao dịch chứng khoán về nội dung thông tin được công bố.

5/5 - (94 bình chọn)

 
® 2024 LawFirm.Vn - Thông tin do LawFirm.Vn cung cấp không thay thế cho tư vấn pháp lý. Nếu bạn yêu cầu bất kỳ thông tin nào, bạn có thể nhận được cuộc gọi điện thoại hoặc email từ một trong những Quản lý của chúng tôi. Để biết thêm thông tin, vui lòng xem chính sách bảo mật, điều khoản sử dụng, chính sách cookie và tuyên bố miễn trừ trách nhiệm của chúng tôi.
Có thể bạn quan tâm
Để lại câu trả lời

Trường "Địa chỉ email" của bạn sẽ không được công khai.

ZaloFacebookMailMap