Liên hợp quốc được thành lập ngày 24/10/1945, trên cơ sở của Hiến chương Liên hợp quốc, Đến nay, Liên hợp quốc đã có 193 thành viên.
1. Tôn chỉ, mục đích của Liên hợp quốc
Theo Điều 1 Hiến chương, Liên hợp quốc theo đuổi mục đích trở thành trung tâm phối hợp mọi hành động của các dân tộc nhằm đạt được những mục đích như duy trì hoà bình và an ninh quốc tế; phát triển những quan hệ hữu nghị giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng, dân tộc tự quyết, thực hiện sự hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế như kinh tế, xã hội, văn hoá, nhân đạo...
Trong hơn năm mươi năm hoạt động, mặc dù có nhiều bước thăng trầm nhưng Liên hợp quốc đã có nhiều nỗ lực để thực hiện các tôn chỉ, mục đích của mình.
2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Liên hợp quốc
Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Liên hợp quốc được quy định tại Điều 2 Hiến chương bao gồm:
– Bình đẳng về chủ quyền của các quốc gia thành viên.
– Các thành viên Liên hợp quốc phải thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ theo quy định của Hiến chương.
– Các thành viên của Liên hợp quốc phải giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hoà bình.
– Các thành viên của Liên hợp quốc phải từ bỏ đe dọa dùng vũ lực hay sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
– Các thành viên của Liên hợp quốc có nghĩa vụ giúp đỡ Liên hợp quốc trong mọi hành động của Liên hợp quốc.
– Để duy trì hoà bình và an ninh quốc tế, Liên hợp quốc đảm bảo để các quốc gia không phải là thành viên Liên hợp quốc cũng hành động theo các nguyên tắc nêu trên.
– Liên hợp quốc không được phép can thiệp vào công việc thuộc thẩm quyền nội bộ của bất kỳ quốc gia thành viên nào.
Những nguyên tắc của Liên hợp quốc có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo thành cơ sở bảo đảm cho Liên hợp quốc thực hiện tốt vai trò là trung tâm phối hợp hành động của các quốc gia vì sự hoà bình và hợp tác.
3. Các cơ quan chính của Liên hợp quốc
3.1. Đại hội đồng
Đại hội đồng là cơ quan duy nhất của Liên hợp quốc có sự tham gia của tất cả các quốc gia thành viên. Đại hội đồng có thẩm quyền rất rộng trong các lĩnh vực hợp tác chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội. Theo Điều 14) Hiến chương Liên hợp quốc, Đại hội đồng có quyền thảo luận và đưa ra kiến nghị về tất cả các vấn đề thuộc phạm vi Hiến chương hoặc thuộc bất kỳ thẩm quyền của các cơ quan của Liên hợp quốc cho các thành viên Liên hợp quốc hoặc Hội đồng bảo an.
Để thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Hiến chương, Đại hội đồng thành lập 6 uỷ ban chính: Uỷ ban 1 (Giải trừ quân bị và an ninh quốc tế); Uỷ ban 2 (Kinh tế– tài chính); Uỷ ban 3 (Văn hoá, xã hội và nhân đạo); Uỷ ban 4 (Chính trị đặc biệt và phi thực dân hoá); Uỷ ban 5 (Hành chính – Ngân sách); Uỷ ban 6 (Pháp luật quốc tế).
Hoạt động của Đại hội đồng được thực hiện thông qua các khoá họp thường kỳ hàng năm và họp những khoá bất thường (Điều 20). Theo Nghị quyết 31/24 (1997) các khoá họp bắt đầu vào ngày thứ ba đầu tiên sau ngày 1/9. Các khoá họp bất thường (đặc biệt có hai loại là khoá học đặc biệt và đặc biệt khẩn cấp.
Theo Điều 18 Hiến chương, việc biểu quyết thông qua các nghị quyết của Đại hội đồng được thực hiện trên nguyên tắc bình đẳng. Các nghị quyết về các vấn đề quan trọng, như liên quan đến duy trì hoà bình và an ninh quốc tế, bầu các ủy viên không thường trực và ủy viên của Hội đồng kinh tế – xã hội, kết nạp thành viên mới, khai trừ thành viên phải thông qua với đa số áp đảo (2/3) của các thành viên tham gia và bỏ phiếu. Các vấn đề khác thông qua bằng đa số thường. Đại hội đồng cũng có thể dùng hình thức đồng thuận nếu các thành viên có sự nhất trí cao (consensus).
3.2. Hội đồng bảo an
Theo Điều 24 Hiến chương Liên hợp quốc, Hội đồng bảo an là cơ quan lãnh đạo chính trị thường trực của Liên hợp quốc, chịu trách nhiệm chính trong việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế, Hội đồng bảo an có thể áp dụng các biện pháp nhằm giải quyết hoà bình các tranh chấp quốc tế hoặc các xung đột; khi cần thiết có thể sử dụng hành động, kể cả bằng cưỡng chế và vũ lực, nhằm loại trừ các mối đe dọa, phá hoại hoà bình hoặc các hành động xâm lược.
Hội đồng bảo an gồm 15 thành viên, trong đó có 5 ủy viên thưởng trực và 10 ủy viên không thường trực. Hiện nay, 5 uy viên thường trực bao gồm Cộng hoà Liên bang Nga, Cộng hoà dân chủ nhân dân Trung Hoa, Cộng hoà Pháp, Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ailen, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Theo quy định của Hiến chương, 14 ủy viên không thường trực được Đại hội đồng bầu ra với nhiệm kỳ hai năm và không được tham gia hai nhiệm kỳ liên tiếp.
Hội đồng bảo an thiết lập các các uỷ ban và cơ quan phụ trợ như:
– Các ủy ban thường trực, gồm Uỷ ban chuyên gia về các vấn để thủ tục Hội đồng bảo an và Uỷ ban về kết nạp thành viên mới của Liên hợp quốc. Các ủy ban này đều có đại diện của các nước thành viên Hội đồng bảo an.
– Một số ủy ban khác như Ban tham mưu quân sự, Uỷ ban nhân viên quân sự, Uỷ ban chống khủng bố (2001)…
– Các toà án quốc tế chống các tội ác vi phạm Luật nhân đạo quốc tế, như toà án về Ruanda (1994), toà án về Nam Tư cũ (1993).
Theo Điều 25, các nghị quyết của Hội đồng bảo an mang tính bắt buộc với các quốc gia thành viên và phải được các quốc gia thành viên thi hành. Mỗi ủy viên của Hội đồng bảo an có một lá phiếu khi thông qua các nghị quyết của Hội đồng bảo an. Về nguyên tắc thông qua quyết định, Hội đồng bảo an áp dụng nguyên tắc đa số. Những nghị quyết của Hội đồng bảo an về các vấn đề thủ tục được thông qua khi 9 ủy viên của Hội đồng bỏ phiếu thuận. Nghị quyết về các vấn đề khác chỉ được thông qua khi có 9 ủy viên của Hội đồng, trong đó có tất cả các ủy viên thường trực bỏ phiếu thuận (nguyên tắc nhất trí của các ủy viên thường trục). Như vậy, chỉ cần ! ủy viên thường trực sử dụng quyền reto bỏ phiếu chống là nghị quyết của Hội đồng bảo an không được thông qua. Nếu ủy viên thường trực muốn thể hiện sự nhất trí của mình nhưng vẫn chấp nhận cho nghị quyết thông qua thì có thể bỏ phiếu trắng hoặc không bỏ phiếu. Cơ chế biểu quyết này cũng có những nét đặc thù so với cơ chế biểu quyết của Đại hội đồng, xuất phát từ tính chất, chức năng, thành viên của Hội đồng bảo an.
Về cơ bản, Hội đồng bảo an được tổ chức để hoạt động thường xuyên nhằm ứng phó với các tình huống liên quan đến hoà bình và an ninh quốc tế đặt ra tại bất cứ thời điểm nào. Hội đồng bảo an có thể có các cuộc họp định kỳ, bất thường hoặc khẩn cấp. Các nước thành viên Liên hợp quốc có thể tham dự nhưng không có quyền biểu quyết tại các cuộc họp của Hội đồng.
Hiện nay, việc cải tổ Hội đồng bảo an đang trở thành vấn đề quan trọng. Các cuộc thảo luận về cải tổ Hội đồng bảo an chủ yếu xoay quanh hai vấn đề: quyền phủ quyết và số lượng thành viên. Tuy nhiên, đây là vấn đề không đơn giản nhìn cả từ góc độ pháp lý và thực tiễn. Vì vậy, cải tổ Hội đồng bảo an khó có thể giải quyết trong tương lai gần.
3.3. Hội đồng kinh tế-xã hội
Hội đồng kinh tế-xã hội có nhiệm vụ phối hợp các hoạt động kinh tế và xã hội giữa các quốc gia thành viên của Liên hợp quốc, giữa Liên hợp quốc và các tổ chức chuyên môn cũng như với các quốc gia và tổ chức quốc tế khác.
Hội đồng kinh tế-xã hội gồm 54 thành viên, được bầu với nhiệm kỳ 3 năm. Cứ mỗi năm, Hội đồng kinh tế-xã hội bầu lại 1/3 tổng số thành viên. Các thành viên của Hội đồng kinh tế-xã hội có thể được bầu lại sau khi hết nhiệm kỳ. Theo Điều 68, Hội đồng kinh tế-xã hội có quyền thành lập các uỷ ban trong lĩnh vực kinh tế, xã hội và thúc đẩy nhân quyền và các uỷ ban khác theo nhu cầu để thực hiện chức năng của Hội đồng. Hiện nay, Hội đồng kinh tế-xã hội có năm loại uỷ ban là các uỷ ban chức năng, các uỷ ban khu vực, các uỷ ban thường trực, các uỷ ban chuyên môn, các uỷ ban hành chính điều phối. Ngoài ra, mỗi uỷ ban có thể thành lập các tiểu ban. Hàng năm, Hội đồng kinh tế-xã hội có hai phiên họp về nội dung và tổ chức.
Những chức năng và quyền hạn chính của Hội đồng kinh tế xã hội bao gồm:
– Đề xuất những nghiên cứu và làm báo cáo về các vấn đề quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế và những vấn đề khác có liên quan. Hội đồng có thể đưa ra các khuyến nghị về các vấn đề đó đối với Đại hội đồng, các quốc gia thành viên và các tổ chức chuyên môn có quan hệ với Liên hợp quốc;
– Đưa ra các khuyến nghị nhằm thúc đẩy tôn trọng và thực hiện quyền con người;
– Soạn thảo các công các trình Đại hội đồng trong các vấn đề thuộc thẩm quyền của mình;
– Phối hợp hoạt động với các tổ chức chuyên môn, thông qua, tham khảo và khuyến nghị với các tổ chức đó, cũng như khuyến nghị với Đại hội đồng và các thành viên Liên hợp quốc. Hội đồng kinh tế–xã hội cũng có thể thi hành mọi biện pháp thích hợp để các tổ chức chuyên môn phải báo báo đều đặn cho Đại hội đồng về những hoạt động của họ. | Hoạt động của Liên hợp quốc trong lĩnh vực văn hoá xã hội được thực hiện thông qua cơ cấu hợp tác đặc biệt giữa Liên hợp quốc và các tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc. Tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc không phải là cơ quan của Liên hợp quốc. Đây là các tổ chức quốc tế liên chính phủ, được thành lập trên cơ sở điều ước quốc tế, có trách nhiệm quốc tế rộng rãi trong các lĩnh vực cụ thể trong khuôn khổ hoạt động của Liên hợp quốc và có quan hệ với Liên hợp quốc thông qua một hiệp định hợp tác song phương, do Hội đồng kinh tế–xã hội, thay mặt Liên hợp quốc ký kết.
Thẩm quyền của các tổ chức chuyên môn bao gồm: Soạn thảo các Công ước quốc tế quy định về các vấn đề chuyên môn trong phạm vi quyền hạn của mình; phối hợp hoạt động của các quốc gia trong lĩnh vực chuyên môn (như đề ra chương trình hành động); trao đổi thông tin, tài liệu, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên môn; trợ giúp kỹ thuật cho các nước đang phát triển.
Hiện nay, hệ thống các tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc bao gồm:
– Tổ chức lao động quốc tế (ILO – International labour organisation);
– Tổ chức nông lương của Liên hợp quốc (FAO);
– Tổ chức giáo dục, khoa học, văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO);
– Tổ chức y tế thế giới (WHO);
– Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF);
– Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO);
– Liên minh bưu chính thế giới (UPU);
– Liên minh viễn thông quốc tế (ITU);
– Tổ chức khí tượng thế giới (WMO);
– Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO);
– Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO);
– Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO);
– Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD);
– Nhóm Ngân hàng thế giới gồm:
+ Ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế (IBRD);
+ Hiệp hội phát triển quốc tế (IDA);
+ Nghiệp đoàn tài chính quốc tế (IFC);
+ Tổ chức bảo hộ đầu tư đa phương (MIGA);
+ Trung tâm quốc tế về giải quyết tranh chấp đầu tư (ICSID).
3.4. Hội đồng quản thác
Được thành lập năm 1945 và được tổ chức, hoạt động trên cơ sở Chương XIII của Hiến chương Liên hợp quốc, Hội đồng quản thác là một trong sáu cơ quan chính của Liên hợp quốc có chức năng, nhiệm vụ thực hiện quản thác quốc tế đối với 11 lãnh thổ được đặt dưới chế độ quản thác quốc tế của Liên hợp quốc. Chế độ quản thác do Liên hợp quốc xây dựng với mục tiêu giúp đỡ nhân dân các nước thuộc địa tiến bộ về chính trị, kinh tế và xã hội nhằm đưa họ đến chế độ tự quản hoặc độc lập hoàn toàn.
Ngày 01/10/1994, thoả thuận về quy chế mới đối với Paula chính thức có hiệu lực đồng nghĩa với việc Hiệp định quản thác đối với các hòn đảo thuộc Thái Bình Dương – hiệp định quản thác cuối cùng không còn đối tượng điều chỉnh và hết hiệu lực.(1) Hội đồng quản thác chính thức chấm dứt sử mệnh quản thác của mình từ ngày 01/11/1994. Ngày 25/5/1994, Hội đồng quản thác đã bổ sung quy định về thủ tục, theo đó, Hội đồng có nghĩa vụ họp thường kỳ hàng năm hoặc họp bất thường theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng quản thác hoặc họp bất thường theo đề nghị của đa số thành viên Đại hội đồng hoặc Hội đồng bảo an.
3.5. Toà án công lý quốc tế
Toà án công lý quốc tế là cơ quan tư pháp chính của Liên hợp quốc và có trụ sở đặt tại La Hay (Hà Lan). Ngoài các quy định của Hiến chương, cơ sở pháp lý quan trọng khác để Toà án được thành lập, tổ chức và hoạt động chính là Quy chế toà án quốc tế.
Toà án công lý quốc tế gồm 15 thẩm phán do Đại hội đồng và Hội đồng bảo an bầu cùng một lúc và độc lập với nhau với nhiệm kỳ 9 năm và cử 3 năm bầu lại 1/3 tổng số các thẩm phán. Các thẩm phán của Toà án phải là những luật gia có uy tín cao trong lĩnh vực luật quốc tế và là những người có phẩm chất đạo đức tốt. Theo Quy chế Toà án công lý quốc tế, các thẩm phán của Toà án Công lý quốc tế được bầu hoàn toàn với tư cách cá nhân, độc lập và không đại diện cho bất cứ chính phủ nào. Tuy nhiên, để đảm bảo tính công bằng, Toà án không được phép có hai thẩm phán mang quốc tịch giống nhau. Ngoài ra, trong thành phần thẩm phán phải đảm bảo sự hiện diện của các đại diện đến từ các hình thái văn minh chủ yếu và các hệ thống pháp luật cơ bản, | Toà án thực hiện hai các chức năng chính là giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia và đưa ra kết luận tư vấn về vấn đề pháp lý cho các cơ quan của Liên hợp quốc. Khác với các toà án khác, Toà án công lý quốc tế chỉ giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia khi có sự đồng ý của tất cả các bên tranh chấp chấp nhận thẩm quyền của Toà. Quyết định của Toà án được thông qua theo nguyên tắc đa số các thẩm phán có mặt và biểu quyết tán thành. Ngoài ra, quyết định của Toà án chi hợp pháp khi ít nhất có 9 thẩm phán có mặt và biểu quyết. Trong trường hợp số phiếu thuận và phiếu chống ngang nhau thì phiếu của Chánh án có tính quyết định. Quyết định của Toà án công lý quốc tế mang tính chất bắt buộc và chung thẩm đối với các bên tranh chấp. Theo Điều 94 Hiến chương, nếu một trong các bên tranh chấp không chịu thi hành bản án thì bên kia có quyền yêu cầu Hội đồng bảo an kiến nghị hoặc đưa ra những quyết định để phán quyết của Toà án công lý quốc tế được thực hiện.
3.6. Ban thư ký
Ban thư ký là cơ quan hành chính của Liên hợp quốc, Đứng đầu Ban thư ký là Tổng thư ký, viên chức cao cấp nhất Liên hợp quốc. Tổng thư ký được Đại hội đồng bộ nhiệm theo kiến nghị của Hội đồng bảo an với nhiệm kỳ năm năm và có thể được bầu lại sau khi hết nhiệm kỳ.
Cơ cấu tổ chức của Ban thư kỷ của Liên hợp quốc bao gồm các văn phòng trực thuộc Tổng thư ký và các vụ của Ban thư ký. Tuy nhiên, cơ cấu của Ban thư ký cũng thay đổi trong từng giai đoạn để phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của Ban thư ký trong từng thời kỳ. Theo quy định của Hiến chương, Tổng thư ký có quyền đề xuất với Hội đồng bảo an về bất kỳ vấn đề nào theo ý kiến của Tổng thư ký có thể đe dọa hoà bình và an ninh quốc tế. Ngoài ra, Tổng thư ký phải trình bày báo cáo hàng năm về hoạt động của Liên hợp quốc trước Đại hội đồng…