20 trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động

0

Giấy phép lao động là văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép người lao động nước ngoài (NLĐNN) làm việc hợp pháp tại Việt Nam. Kể từ ngày 15/02/2021, Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định về NLĐNN làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam chính thức có hiệu lực. Theo đó thì những trường hợp nào sẽ không thuộc diện cấp giấy phép lao động? Có những thay đổi gì so với quy định hiện hành hay không?


Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, NLĐNN làm việc tại Việt Nam sẽ không thuộc diện cấp giấy phép lao động khi thuộc một trong các trường hợp dưới đây:

STT

Trường hợp

Điểm mới so với quy định hiện hành

1

Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên

Quy định thêm mức giá trị góp vốn tối thiểu.

2

Là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên

Quy định thêm mức giá trị góp vốn tối thiểu.

3

Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án hoặc chịu trách nhiệm chính về hoạt động của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam

Bổ sung thêm trường hợp là người chịu trách nhiệm chính về hoạt động của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam

4

Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ

Không thay đổi

5

Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được

Không thay đổi

6

Là luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật Luật sư

 

Không thay đổi

 

7

Trường hợp theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên

Không thay đổi

 

8

Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam

Quy định mới

9

Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới, bao gồm: kinh doanh, thông tin, xây dựng, phân phối, giáo dục, môi trường, tài chính, y tế, du lịch, văn hóa giải trí và vận tải

Không thay đổi

10

Vào Việt Nam để cung cấp dịch vụ tư vấn về chuyên môn và kỹ thuật hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác phục vụ cho công tác nghiên cứu, xây dựng, thẩm định, theo dõi đánh giá, quản lý và thực hiện chương trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) theo quy định hay thỏa thuận trong các điều ước quốc tế về ODA đã ký kết giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và nước ngoài

Không thay đổi

11

Được Bộ Ngoại giao cấp giấy phép hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam theo quy định của pháp luật

Không thay đổi

12

Được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cử sang Việt Nam giảng dạy, nghiên cứu tại trường quốc tế thuộc quản lý của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc Liên hợp quốc; các cơ sở, tổ chức được thành lập theo các hiệp định mà Việt Nam đã ký kết, tham gia

Thay đổi cụm từ “tổ chức quốc tế  tại Việt Nam” thành “Liên hợp quốc; các cơ sở, tổ chức được thành lập theo các hiệp định mà Việt Nam đã ký kết, tham gia”

13

Tình nguyện viên là người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo hình thức tự nguyện và không hưởng lương để thực hiện điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam

Không thay đổi

14

Vào Việt Nam làm việc tại vị trí nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và không quá 03 lần trong 01 năm

Quy định giới hạn về số lần vào Việt Nam trong 01 năm

15

Vào Việt Nam thực hiện thỏa thuận quốc tế mà cơ quan, tổ chức ở Trung ương, cấp tỉnh ký kết theo quy định của pháp luật

Không thay đổi

16

Học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường, cơ sở đào tạo ở nước ngoài có thỏa thuận thực tập trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam; học viên thực tập, tập sự trên tàu biển Việt Nam

Bổ sung thêm đối tượng là học viên thực tập, tập sự trên tàu biển Việt Nam

17

Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam được phép làm việc tại Việt Nam theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên

 

Thay đổi cụm từ “không thuộc diện cấp giấy phép lao động” thành “được phép làm việc tại Việt Nam”

18

Có hộ chiếu công vụ vào làm việc cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội

Không thay đổi

19

Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại

Quy định mới

20

Được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác nhận người lao động nước ngoài vào Việt Nam để giảng dạy, nghiên cứu

Bỏ quy định về điều kiện phải giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở giáo dục, đào tạo tại Việt Nam

Đồng thời, Nghị định 152/2020/NĐ-CP đã bỏ trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động với đối tượng “Là học sinh, sinh viên học tập tại Việt Nam làm việc tại Việt Nam nhưng người sử dụng lao động phải báo trước 07 ngày với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh” theo quy định tại Khoản 8 Điều 172 Bộ luật Lao động 2012.

4.8/5 - (98 bình chọn)

 
® 2024 LawFirm.Vn - Thông tin do LawFirm.Vn cung cấp không thay thế cho tư vấn pháp lý. Nếu bạn yêu cầu bất kỳ thông tin nào, bạn có thể nhận được cuộc gọi điện thoại hoặc email từ một trong những Quản lý của chúng tôi. Để biết thêm thông tin, vui lòng xem chính sách bảo mật, điều khoản sử dụng, chính sách cookie và tuyên bố miễn trừ trách nhiệm của chúng tôi.
Có thể bạn cũng thích
Để lại phản hồi

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công khai.